Nâng cao cảnh giác khi tham gia mạng xã hội - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Nâng cao cảnh giác khi tham gia mạng xã hội




Nâng cao cảnh giác khi tham gia mạng xã hội

Chung Đinh

Mạng xã hội có sự khác biệt lớn đối với các kênh truyền thông xã hội vì nội dung do người dùng tạo ra và thông tin mang tính cá nhân hóa cao, do đó, sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị là cần thiết nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức người dùng. Sự lệch lạc trong nhận thức về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ dẫn đến sai lầm trong hành vi, tạo nên những mối nguy về an ninh, bất ổn chính trị, xã hội. Một bộ phận người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam thường có xu hướng quan tâm, thích (like) và chia sẻ (share) thông tin giật gân, tiêu cực, trái chiều hơn thông tin tích cực, một cách cố tình hoặc vô ý thức, bất chấp các hậu quả. Nhiều người cho rằng mạng xã hội là ảo, không phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn, hành xử của mình. Tâm lý đó cộng hưởng với các công cụ được tạo ra để thu hút người dùng của truyền thông xã hội góp phần làm cho việc phát tán thông tin xấu, độc trở nên dễ dàng và nguy hiểm.

Có thể nhận thấy, hiện nay mạng xã hội đã hình thành tầng lớp những người có “thương hiệu” hoặc là “người bình thường” mà thông tin, quan điểm nêu ra có sức thu hút, ảnh hưởng, được “cư dân mạng” chia sẻ, khuếch tán nhanh trên phạm vi rộng. Họ đa phần là những chủ thể tích cực góp phần tạo nên đời sống thông tin lành mạnh. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận  có động cơ không trong sáng, nền tảng văn hóa thấp,bất mãn chế độ luôn tìm cách điều hướng dư luận; đe dọa, xúc phạm cá nhân, tổ chức... Một số được sự bảo trợ từ các tổ chức thù địch bên ngoài, với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng ra sức chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân. Từ đó, lôi kéo những người thiếu hiểu biết, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội như các vụ lợi dụng vấn đề môi trường tại Formosa Hà Tĩnh, phản đối Dự luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật an ninh mạng trước đây...

Do đó, việc người dùng mạng xã hội nâng cao cảnh giác, trang bị kiến thức về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh, lịch lãm trong tranh luận, phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên mạng xã hội là rất quan trọng. Đặc biệt khi tương tác với các trang mạng xã hội có sức ảnh hưởng rộng lớn cần nhạy bén và cảnh giác, không nên hùa theo tâm lý đám đông để nhấn like, share hay bắt trend đối với những thông tin giật gân, câu like hay chống phá Đảng, Nhà nước, mà phải có quan điểm đúng đắn để tránh nhận thức và hành động lệch lạc không đáng có, gây tác hại đến các cá nhân, tổ chức khác, thậm chí tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đất nước. Đồng thời, chủ động báo xấu, phê phán những trang mạng xã hội tiêu cực; tích cực chia sẻ những trang mạng xã hội, những thông tin tích cực, hữu ích, lan toả những hành động đẹp vì cộng đồng, vì quê hương, đất nước, xã hội, lan toả những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc,… Có như vậy, việc khai thác, sử dụng mạng xã hội mới hiệu quả, thiết thực và lành mạnh, người dùng mới có thể bảo vệ những giá trị của bản thân, của cộng đồng và dân tộc.

Đồng thời, phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân, nhất là những người điều hành website, blog, fanpage, các KOLs, influencers, người trẻ trong xây dựng môi trường internet, mạng xã hội lành mạnh. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên khi tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài.

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét