Hồ
Chí Minh - Người làm rạng rỡ non sông đất nước, con người Việt Nam
Tony Tèo
Năm
1911 với khát vọng độc lập cho Tổ quốc, tự do cho Nhân dân Việt Nam. Chủ tich
Hồ Chí Minh lúc đó với tên Văn Ba đã bôn ba khắp năm châu, bốn bể, đi đến khắp
những đất tự do, những trời nô lệ vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên
cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.
Tháng
7 năm 1920 sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, Người đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, con đường cách
mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Sau
khi tìm thấy con đường cứu nước, với trí tuệ thiên tài, tầm nhìn vượt thời đại,
Người đã dày công chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
cán bộ và đến ngày 3/2/1930 chính Người đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Sau khi ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, đưa dân tộc Việt Nam từ nước
thuộc địa trở thành
độc lập, tự do; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao
là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đặc biệt, là thắng lợi vĩ đại
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước Việt
Nam cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó còn là những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc
tế mà Nhân dân Việt Nam đang tiến hành.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến trọn đời mình
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam, mà còn cho
cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì phẩm giá con người, vì hòa bình trên
thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong diếu
văn lễ truy điệu Người, Tổng bí thư Lê Duẫn khẳng định: “Dân tộc ta,
nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch – Người anh hùng dân
tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất
nước ta”.
Do vậy, không chỉ Nhân
dân Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Nhân dân thế giới cũng rất yêu
quý Người, dành cho Người những tình cảm trân trọng và những lời nói tốt đẹp
nhất.
Trong khóa họp lần thứ 24 (từ 20/10 - 20/11/1987) của Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị
quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đã tôn
vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt
xuất của Việt Nam”.
Trong
chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2013, Tổng thống Liên bang Nga V.
Putin đã viết trong sổ lưu niệm: “nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa
bình tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn
là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai... Và vì thế lịch sử
mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân”.
Tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh bao nhiêu, mỗi công dân
Việt Nam phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Người; từng bước hiện thực hoá những điều mà khi sinh thời Người từng mong ước.
Đặc biệt, là ra sức học tập, lao động, công tác đóng góp một phần công sức bé
nhỏ của mình vào sự nghiệp xây và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện khát vọng hùng cường, sánh vai cùng các nước năm châu như Người hằng mong muốn. Đồng thời, đấu tranh
đập tan các luận điệu xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét