BÁC HỒ - NGƯỜI CHA THÂN YÊU CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
- Nguyễn An –
Bác Hồ không chỉ là nhà
chính trị - quân sự đại tài nhà giáo dục vĩ đại. Bác được suy tôn là người cha
thân yêu của các lực lượng vũ trang. Người đã khai sinh ra quân đội ta với bản
chỉ thị thành lập Đội Việt
Ngày
22-12-1944, đội Việt
Nét đặc sắc trong đạo đức và tình cảm của Bác là vô cùng gần gũi, yêu thương bộ đội, tin tưởng ở tinh thần dũng cảm và sáng tạo của bộ đội, hiểu thấu và thông cảm những gian khổ, khó khăn của người chiến sĩ. Bác luôn giáo dục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang lòng nhân đức, thủy chung, sống trung thực, nhân nghĩa, đức độ. Cuộc đời cách mạng của Bác là cuộc đời của một chiến sĩ toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc và nhân dân. Đến thăm các đơn vị quân đội, bao giờ Bác cũng chủ động tìm đến các khu vực bếp ăn, xem bộ đội ăn như thế nào? Bác đi kiểm tra công trình vệ sinh của đơn vị. Gặp gỡ cán bộ lãnh đạo, Bác dạy: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm cán bộ không được coi mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được coi mình mệt”. Bác nhắc nhở: “Cán bộ phải thương đội viên…cán bộ có thân đội viên như chân tay, thì đội viên mới thân cán bộ như ruột thịt”. Thăm một trận địa pháo phòng không vừa dứt tiếng súng đánh trả máy bay giặc Mỹ, Bác đến tận khẩu đội, đội thử mũ sắt của các chiến sĩ, dường như chính Bác cũng là pháo thủ. Đến với bộ đội không quân non trẻ vừa mới thành lập, Bác ân cần thăm hỏi các chiến sỹ lái. Bác lên tận buồng lái, cùng đội mũ ngồi vào vị trí các phi công. Bác xuống tàu, ra đảo tìm hiểu cuộc sống khó khăn, vất vả của bộ đội hải quân. Có thể nói đâu đâu Bác cũng có mặt, ai ai cũng được Bác hỏi han, chỉ bảo, nhắc nhở, động viên…Trước lúc đi xa, Người còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể bộ đội và căn dặn cần chọn những chiến sĩ trẻ tuổi ưu tú trong quân đội và thanh niên xung phong để đào tạo thành những cán bộ tận tụy, trung thành với nhân dân. Bác viết “Mười hai điều răn” để giáo dục bộ đội chấp hành nghiêm kỷ luật quân dân. Bác chủ trương giáo dục cán bộ sĩ quan quân đội: Với chính mình thì phải hết sức khắt khe nhưng với lỗi lầm của đồng chí mình thì phải hết sức bao dung, độ lượng.
Quân đội ta có được như ngày hôm nay cũng là nhờ có Bác dày công vun đắp, giáo dục. Trong tư tưởng giáo dục của Người nổi rõ cái tâm của một con người tuy rất bình thường nhưng vô cùng vĩ đại. Bác sống mãi với dân tộc ta. Cái nhân, cái đức của người niềm khát vọng hết lòng vì dân, vì nước của cả cuộc đời Người như ánh hào quang tỏa sáng mãi mãi là động lực mạnh mẽ giáo dục lớp lớp các thế hệ dân tộc Việt Nam tiến bước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét