LỜI BÁC DẠY VỀ CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm,
Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Xuất xứ: Là
lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết: “Thế nào là Cần”, ký bút danh Lê
Quyết Thắng, đăng trên báo Cứu quốc, số 1255, ra ngày 30 tháng 5 năm 1949.
Ý nghĩa: Bác
đã đúc kết đức: cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất cần phải có của mỗi
con người, giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những
người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu,
tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một
đức tính cũng không thành người. Những lời dạy của Hồ Chí Minh về vai trò của
cần, kiệm, liêm, chính đối với sự phát triển toàn diện con người cho đến nay
vẫn còn nguyên giá trị. Đây là những cơ sở khoa học, cách mạng để Đảng ta vận
dụng trong chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức, vừa có tài,
vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện
nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn thấm nhuần lời dạy của
Bác về vai trò của các đức cần, kiệm, liêm, chính đối với sự hình thành phẩm
chất, nhân cách của mỗi người; kiên định, vững vàng về lập trường, quan điểm;
tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư; luôn nêu gương, đi đầu trong sinh hoạt, học tập, công tác, phấn đấu học tập, noi theo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét