MẠN ĐÀM VỀ KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG TỪ THÔNG TIN SAI LỆCH ĐỐI VỚI NGƯỜI TRẺ TUỔI - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

MẠN ĐÀM VỀ KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG TỪ THÔNG TIN SAI LỆCH ĐỐI VỚI NGƯỜI TRẺ TUỔI

 KHI BẠN TRẺ TIẾP CẬN, LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN SAI LỆCH

Hùng Nguyên

Mấy ngày qua, nhiều người, nhất là người dùng mạng xã hội đã biết đến câu chuyện về phát ngôn trên facebook của Chu Ngọc Quang Vinh, nam sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái. Dù Vinh đã đăng tải lời xin lỗi công khai với mọi người, nhưng sự bất bình trong dư luận chưa thể lắng xuống. Suy nghĩ và hành động tiêu cực của cậu ta đã đi ngược lại với văn hóa ứng xử, lịch sử, truyền thống dân tộc và những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam.

Bản thân Vinh trong lời xin lỗi đã nhận khuyết điểm rằng: những phát ngôn nông cạn vừa qua chỉ xuất phát từ những quan sát và trải nghiệm ít ỏi của bản thân. Dù đó là lời xin lỗi chân thành hay không, thì nhìn từ góc độ khách quan của sự việc, chúng ta vẫn có thể khẳng định: khi tiếp cận, lựa chọn và sử dụng thông tin sai lệch, Vinh đã bị tác động xấu, dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, từ đó mà nảy sinh hành động sai trái, xa rời chuẩn mực đạo đức xã hội. Đây là câu chuyện mà các bạn trẻ cần suy ngẫm, coi đó là một bài học thực tiễn và có cách để phòng tránh những tác hại do thông tin sai lệch chi phối.

Trong điều kiện mạng xã hội phát triển bùng nổ, các luồng thông tin đa dạng, nhiều kênh, nhiều chiều, nhiều tính chất phức tạp, nhiều khả năng gây hại… như hiện nay, nếu người dùng mạng xã hội không biết cách tiếp cận, lựa chọn và sử dụng thông tin hữu ích, họ sẽ trở thành nạn nhân của thông tin sai lệch. Điều đó là một tất yếu, đã được chúng ta biết đến rất nhiều trong thực tiễn, được đề cập rất nhiều trên các kênh thông tin. Trong phạm vi bài viết này, tác giả không bàn sâu về tác hại của thông tin sai lệch, mà chỉ đề cập đến khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực của bạn trẻ khi tiếp cận, lựa chọn và sử dụng thông tin sai lệch.

Khả khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực của bạn trẻ khi tiếp cận, lựa chọn và sử dụng thông tin sai lệch là rất lớn. Điều đó dễ hiểu vì: Thông tin sai lệch thường núp bóng dưới những hình thức, nội dung có sức cuốn hút, hấp dẫn, có khả năng định hướng tư tưởng, hành vi một cách mạnh mẽ, nhất là với những người trẻ tuổi. Trong khi đó, nhiều bạn trẻ là người còn ít kinh nghiệm sống, ít trải nghiệm; kiến thức, kỹ năng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội còn chưa thực sự đầy đủ; họ dễ chạy theo trào lưu tiêu cực (bắt trend); cái nhìn về nhiều sự việc, sự vật, hiện tượng xung quanh chưa toàn diện, thậm chí còn rất phiến diện; khả năng phân tích các vấn đề xã hội, hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của cha ông còn hạn chế,… Do đó, trước một số tác động xấu, nếu không điều chỉnh được bản thân, họ có thể thay đổi hoặc không xác định rõ mục tiêu, con đường học tập, rèn luyện, phấn đấu; đánh mất lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của bản thân; hành động đi ngược với những giá trị chuẩn mực xã hội, những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Vậy bạn trẻ cần làm gì để hạn chế khả khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp cận, lựa chọn và sử dụng thông tin cho bản thân? Chúng ta cần làm gì để có thể chiến thắng hoặc hạn chế đến mực thấp nhất những tác động tiêu cực từ thông tin sai lệch? Câu trả lời tôi xin phép không đề cập trong bài viết vì điều đó phụ thuộc trước hết ở suy nghĩ và hành động theo chiều hướng tích cực của chúng ta, nhất là khi sử dụng mạng xã hội!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét