- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

 

“VIẾT CHO AI” – BÀI HỌC QUÝ CỦA NGƯỜI CẦM BÚT

Trương Hoài,Công Ước

Hồ Chí Minh là một người làm báo mẫu mực, một nhà báo chân chính với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Từ mục đích rõ ràng “làm báo để làm cách mạng”, với quyết tâm không  mệt mỏi, sự thông minh, sáng tạo của bản thân, cộng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của những người bạn Pháp tiến bộ, Bác đã không ngừng rèn luyện để trở thành một nhà báo đầy đạn kinh nghiệm, một nhà tổ chức, lãnh đạo báo chí xuất sắc.

Với Hồ Chí Minh, câu hỏi “viết cho ai” được đặt ra như nội dung đầu tiên là tư tưởng về sáng tạo báo chí. Từ "viết cho ai" mới xác định viết để làm gì", "viết như thế nào". Người nhấn mạnh việc xác định đối tượng của tờ báo như một nội dung trong yếu, một tiêu chí sống còn để có bài báo tốt, khẳng định "Đối tượng của tờ báo là đại đã số dân chúng, một tờ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo", “Nếu các bạn viết bảo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, thế các bạn tiến bộ. Trái lại là các bạn chưa thành công”.. Viết cho quần chúng và viết về quần chúng là hai nội dung thống nhất chặt chẽ với nhau, đòi hỏi người làm báo phải không ngừng rèn luyện, đi sâu vào thực tiễn, gắn bó với cuộc sống đang biến chuyển mạnh mẽ. Nhưng quần chúng không phải là đối tượng chung chung. Bạn đọc của mỗi tờ báo lại có đặc thù riêng, nhu cầu, trình độ và sở thích riêng. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, nhà báo phải xác định được đối tượng chính tờ báo hưởng tới phục vụ. Bản chất của báo chí cách mạng là gắn bó với nhân dân, phản ánh đầy đủ sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Nhưng bản chất của báo chí cách mạng còn là sự đa dạng về đối tượng phục vụ. “Báo của nông dân”, “báo của thanh niên”, “báo của phụ nữ mỗi tờ báo một tiêu chí, một bản sắc. Tư duy Hồ Chí Minh là lối tư duy năng động, khẳng định “đối tượng của báo chí là quân chúng nhân dân", đồng thời nhấn mạnh “Nhân dân, với tư cách là “đối tượng" phản ánh của báo chí, vừa "tự do bày tỏ ý kiến" của mình, “tự do phê bình" trên báo chí, đó chính là nguồn tư liệu, là “hòn ngọc quý của văn học nghệ thuật, Và là lực lượng tham gia xây dựng, ủng hộ, phát hành báo chí".

Bài học “vì ai mà viết”, “viết cho ai xem” mà Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở là hành trang quý giá của mỗi người cầm bút, của mỗi nhà báo khi bước vào nghề. Đó chính là nguyên tắc “gần dân”, “vì dân” của người cán bộ cách mạng chân chính. Học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người làm báo không chỉ học ở Bác cách viết, cách dùng từ, lối tư duy làm báo mà còn học cả tinh thần lạc quan để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thêm sự tin tưởng và động lực để cống hiến, làm tròn nhiệm vụ của mình trong sự phát triển và đổi mới của đất nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét