BẢN CHẤT PHẢN ĐỘNG, THÂM HIỂM TRONG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

BẢN CHẤT PHẢN ĐỘNG, THÂM HIỂM TRONG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Chungdinh

Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một bước phát triển về tư duy lý luận, một sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới, mang lại những thành quả to lớn cho Việt Nam trong quá trình đổi mới. Đó là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những quan điểm, kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển KTTT của các nước trên thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội vẫn có những quan điểm trái ngược, trong đó có các quan điểm sai trái, thù địch, cố tình bóp méo, xuyên tạc gây ra những hiểu lầm trong dư luận về nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Phần lớn các quan điểm sai trái, thù địch cho rằng không thể có nền KTTT định hướng XHCN; quy luật KTTT và định hướng XHCN hoàn toàn đối lập nhau, loại trừ nhau. Trên trang facebook của “Đài Châu Á Tự Do” ngày 22/9/2023 lại rêu rao: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Mỹ công nhận Việt Nam là “nền kinh tế thị trường”, trong khi vẫn tự hào với người dân là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trước hết, cần khẳng định rằng: Việt Nam đề nghị các nước công nhận là nền kinh tế thị trường là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Đề nghị Mỹ sớm công nhận Quy chế KTTT của Việt Nam được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hôm 19/9/2023 tại Washington. Trong Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden về nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào ngày 11/9/2023 cũng đề cập đến vấn đề này. Cần khẳng định rằng: Việc Việt Nam đề nghị các nước công nhận là nền KTTT là một vấn đề cấp thiết trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, một khi được các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, EU xem là "kinh tế thị trường" giúp Việt Nam có lợi thế trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp và nhiều lợi ích khác. Theo Bộ Công Thương, đến nay, đã có 72 nước đã công nhận Việt Nam là nền KTTT, trong đó bao gồm các nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh.

Thứ hai, Định hướng XHCN hoàn toàn không mâu thuẫn, không đối lập, không phủ định những đặc trưng của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử kinh tế thị trường, là đặc trưng riêng có của Việt Nam. Nhìn nhận một cách khách quan, KTTT là sản phẩm của văn minh nhân loại, không phải là sản phẩm “riêng có” của chủ nghĩa tư bản. Do đó, không phải cứ nói đến KTTT là nói đến chủ nghĩa tư bản, cũng không có chuyện KTTT đối lập với chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn thế giới cho thấy, trong nền kinh tế thế giới tồn tại nhiều mô hình KTTT: KTTT tự do, KTTT xã hội, KTTT hỗn hợp. Đồng thời, trong mỗi quốc gia, do những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa khác nhau lại có những biến thể khác nhau của nền KTTT. Đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình KTTT ở các nước tư bản phát triển, như: KTTT tự do ở Mỹ, KTTT xã hội ở Đức, KTTT nhà nước phúc lợi ở Thuỵ Điển, KTTT phối hợp ở Nhật Bản… Lựa chọn KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là sự gán ghép chủ quan giữa KTTT với CNXH, mà là nắm bắt và vận dụng sáng tạo xu thế khách quan của KTTT trong thời đại ngày nay, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân trong quá trình xây dựng đất nước. KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kiểu KTTT mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đây không phải là nền KTTT tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền KTTT xã hội chủ nghĩa đầy đủ, mà là KTTT định hướng XHCN. Thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc, quy luật của KTTT, vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế của CNXH và các yếu tố đảm bảo định hướng XHCN. Vì thế, KTTT định hướng XHCN ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của KTTT, vừa có tính đặc thù - định hướng XHCN. Yếu tố đặc thù tạo nên tính chất riêng của nền KTTT định hướng XHCN là nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT nhưng có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Sự khác biệt về bản chất của Nhà nước XHCN Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, là một trong những “tiêu chí” để phân biệt KTTT ở nước ta với KTTT ở các nước TBCN. Thực tiễn chứng minh, việc thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, riêng về quy mô GDP, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 1990, quy mô GDP của Việt Nam đạt 8,22 tỷ USD, xếp thứ 7/10 khối ASEAN và thứ 80/140 trên thế giới. Đến năm 2023, IMF đã đưa ra dự báo quy mô quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 469,621 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và 36 trên thế giới. Với dự báo này của IMF, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 tăng 55,81 tỷ USD, tăng hơn 57 lần, nhảy 50 bậc so với năm 1990 trên quy mô thế giới.

Như vậy, từ thực tiễn thế giới cũng như những phân tích luận giải khoa học, những số liệu cụ thể, hoàn toàn có thể khẳng định quan điểm của “Đài Châu Á Tự Do” trên trang facebook vào ngày 22/9/2023 là hoàn toàn lệch lạc, thiếu hiểu biết. Nếu là một công dân Việt Nam có hiểu biết chắc chắn sẽ nhanh chóng nhận thấy đây là một chiêu thức quá cũ kĩ, nực cười, kệch cỡm, lố bịch của các thế lực phản động. Rõ ràng, quan điểm này đang cố tình phủ định nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, cố tình nhận thức sai lệch KTTT định hướng XHCN ở nước ta không có gì khác so với KTTT, đối lập KTTT với định hướng XHCN,… nhằm gây ra dư luận trái chiều, tạo ra những hiểu lầm, nhận thức lệnh lạc trong nhân dân về nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Hơn thế, quan điểm đó bộ lộ rõ bản chất phản động, thâm hiểm của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, hòng gây mất niềm tin của nhân Việt Nam và bạn bè quốc tế vào đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người dân chúng ta cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo để không bị tác động, ảnh hưởng bởi những nguồn tin không xác đáng, gây cản trở, trì trệ đến quá trình thực hiện mô hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta./.

 

                                                                                 

 

 

                                                                  

 


                                                           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét