An Nguyễn
Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ
nghĩa là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương
diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con
người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo
chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ
phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can
thiệp đó là của xã hội, nhà nước,
hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.
Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ
thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích
quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá
nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo,
tức đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài,
khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân.
Trong nhiều bài
viết, bài nói chuyện với các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra
nguồn gốc, biểu hiện tác hại và con đường, biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân. Theo Bác, nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa cá nhân là từ những tư tưởng,
thói quen, tập tục lạc hậu còn ẩn náu trong mỗi con người, khi có điều kiện thì
trỗi dậy. Còn nguồn gốc trực tiếp là do sự kém tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán
bộ, đảng viên nên khi gặp khó khăn, thách thức hoặc trước những cám dỗ vật chất
tầm thường cũng dễ làm xuất hiện chủ nghĩa cá nhân.
Người đã khái
quát những biểu hiện rất phong phú, đa dạng muôn hình, muôn vẻ của chủ nghã cá
nhân như: kể công với Đảng, chỉ mưu cầu lợi ích riêng, đòi hưởng thụ mà không
muốn cống hiến, nếu không muốn thỏa mãn thì oán trách, xa rời Đảng, phá hoại
chính sách của Đảng. Chủ nghã cá nhân còn biểu hiện ở tính kiêu ngạo, tự cao,
tự đại, không muốn phê bình người, sợ người khác phê bình mình, không thật thà,
không lắng nghe ý kiến của quần chúng: “Họ cho mình là cái gì cũng giỏi, họ xa
rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng”.
Chủ nghĩa cá nhân còn biểu hiện ở sự tham ô, hủ hóa, lãng phái xa hoa, tham
danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, coi thường tập thể, độc đoán chuyên
quyền, gây mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật. Đó là một trong ba kẻ địch
nguy hiểm, là loại địch hung hăng nhất, đồng minh của hai kẻ địch khác là: chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và thói quen, truyền thống, tập tục lạc hậu. Nó
có thể làm biến chất cán bộ, đảng viên, làm mất sức chiến đấu của Đảng, gây mất
niềm tin của quần chúng, nhân dân.
Để quét sạch
chủ nghã cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên không ngừng
học tập để nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lòng trung thành với Đảng,
Tổ quốc và nhân dân, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tác phong dân chủ, đoàn
kết, gần gũi gắn bó với quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Phải tích
cực học tập để nắm vững những nguyên lý, quy luật phổ biến của chủ nghĩa Mác –
Lênin và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn hàng ngày.
Trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, Bác còn yêu cầu đối với tổ chức đảng phải thường
xuyên tăng cường giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, giáo dục về quan điểm,
đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức cách mạng cho mọi cán bộ, Đảng viên. Phải thực hiện tự phê bình và phê bình
một cách nghiêm túc – coi đó là phương thức hay nhất, hữu hiệu nhất để diệt trừ
những căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân.
Quán triệt và
thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, lớp lớp thanh niên
quân đội luôn luôn giữ vững và phát huy truyền thống Quân đội Anh hùng; tích cực làm tỏa sáng những giá trị
cao đẹp của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nhất là những phẩm chất như: Xác định rõ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; bản lĩnh
chính trị vững vàng; ý thức tổ chức kỷ luật “tự giác – nghiêm minh”, tinh thần chiến
đấu hy sinh vì nhân dân; ý thức phê bình và tự phê bình trên tinh thần đoàn
kết, yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ… Những phẩm chất ấy chính là “khắc
tinh” của chủ nghĩa cá nhân, được biểu hiện bằng nhiều hành động, việc làm thiết
thực của cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân. Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người, trong đó có tư tưởng về chống chủ nghĩa cá nhân, toàn quân đã và đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là sự khẳng định mạnh mẽ: Quân
đội đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân kiên quyết đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét