KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM - SỢI TƠ HỒNG KẾT NỐI Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM - SỢI TƠ HỒNG KẾT NỐI Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN

Hữu Nghị - Văn Sơn



Bối cảnh lịch sử: Thời điểm từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều xoay chuyển, phe đồng minh liên tiếp giành thắng lợi.

Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Chớp thời cơ ngàn năm có một, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14/8 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.    

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nói về tính cấp bách nhất phải thành lập cho bằng được một Đài Phát thanh, càng sớm càng tốt, cần kíp phục vụ cách mạng, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Đài phát thanh có tác dụng hết sức quan trọng cả đối nội và đối ngoại. Về đối nội, nó là phương tiện thông tin nhanh nhất, rộng khắp nhất để truyền bá chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, phản ánh kịp thời diễn biến tình hình trong nước và thế giới, là cầu nối giữa Trung ương và địa phương, giữa Chính phủ với nhân dân. Về đối ngoại, nó có thể vượt qua biên giới quốc gia không cần hộ chiếu để chọc thủng bức màn bưng bít của chủ nghĩa đế quốc về tình hình cách mạng ở Việt Nam, đập lại những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc cách mạng, và nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam”. Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trần Huy Liệu - Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một Đài Phát thanh Quốc gia. Ông Xuân Thủy, Ủy viên Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.

Thời khắc lịch sử đã điểm đúng 11h30 trưa ngày 7 tháng 9 năm 1945 Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức ra đời. Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" trên nền nhạc bài "Diệt phát xít" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.   

Trải qua 78 năm Đài tiếng nói Việt Nam ra đời và phát triển đã đóng góp một phần hết sức quan trọng trong lĩnh vực thông tin đại chúng, cùng với quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược. Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tập thể cán bộ, nhân viên, cộng tác viên luôn phấn đấu không ngừng để đáp ứng được lòng mong mỏi của cán bộ, nhân dân, đặc biệt là bà con vùng sâu, vùng xa trên mọi miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài. Với những đóng góp trên, Đài tiếng nói Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý. Điều đó đã, đang và sẽ khẳng định Đài luôn luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; thể hiện: ý Đảng - lòng dân, góp phần tạo nên diện mạo mới, khí thế mới cho đất nước, con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và trong thời kỳ mới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét