NHỮNG GIÁ TRỊ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ HÀNH ĐỘNG - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

NHỮNG GIÁ TRỊ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ HÀNH ĐỘNG

Huongdinh

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng, quan tâm đến đạo đức của người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Theo Người “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc…công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Người cán bộ, công chức trước hết phải có đạo đức cách mạng. Người khẳng định: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang… Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

  Hồ Chí Minh là hiện thân những giá trị chuẩn mực đạo đức cách mạng. Ở Người, tính nhân loại và tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại thể hiện rất rõ. Người nói “Lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi”. Có thể đối với Người, hạt nhân hay là quan điểm nền tảng của đạo đức cách mạng là chủ nghĩa tập thể. Nếu nói lợi ích trong đạo đức cách mạng thì đó là lợi ích tập thể, lợi ích của nhân dân. Trong tác phẩm “Sa đổi lối làm việc”, Người viết “mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: “lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”. Người coi chủ nghĩa cá nhân là mặt đối lập của đạo đức cách mạng, vì nó mà người ta phạm nhiều sai lầm. Do vậy,  việc tiếp thu, kế thừa, phát triển những tư tưởng đạo đức của Bác có nghĩa là phải khắc phục triệt để những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, Người cho rằng “Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa… cũng do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tinh thần tổ chức, tính kỉ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân” vì thế mà phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Nhưng ở đây cần nhấn mạnh là khắc phục chủ nghĩa cá nhân chứ không phải phủ định lợi ích cá nhân. Không phải chúng ta, mà ngay cả trong những tư tưởng tiến bộ của xã hội tư sản cũng phê phán chủ nghĩa cá nhân, bởi chính nó đã dẫn đến bao nhiêu hiện tượng suy thoái về đạo đức, sự thoái hóa về quan hệ giữa con người với con người và cũng là nguyên nhân làm mất trật tự, tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngay trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người ta đã phát hiện ra và lên án mặt trái của chủ nghĩa cá nhân, thì đối với xã hội ta lại càng phải phê phán nó. Không thể coi chủ nghĩa cá nhân là nguyên tắc cơ bản, là lập trường cơ bản của đạo đức của chúng ta. Nhưng để trở thành một người cán bộ, công chức tốt thì trước hết người cán bộ phải đạt được chuẩn mực về “đức và tài”. Đức và tài luôn là yêu cầu đặt ra cao nhất với mọi người trong các lĩnh vực công tác, nó được thể hiện bằng phẩm chất và năng lực, với những người cán bộ, đảng viên lại cần phải có cả đức lẫn tài. Người luôn nhấn mạnh “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, các giá trị đạo đức của chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống, không phải là lý tưởng, ước vọng phi hiện thực của con người mà ai đó nêu ra, ngược lại nó lại căn cứ từ hiện thực khách quan, từ đời sống sản xuất và sinh hoạt cụ thể của dân tộc Việt Nam và giai cấp công nhân Việt Nam. Nguyên tắc cơ bản của đạo đức ấy là sự kết hợp hài hòa cá nhân với tập thể và xã hội. Đó là tiêu chuẩn phổ biến và chung nhất của đạo đức mà chúng ta cần vươn tới. Khi bàn về chuẩn mực đạo đức và quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, cũng như bất kỳ người nào khác, cán bộ, công chức có những quan hệ rất đa dạng như: quan hệ kinh tế, quan hệ huyết thống, họ hàng, chính trị, văn hóa. Trong mỗi mối quan hệ, họ phải xử sự theo những nguyên tắc chung và riêng khác nhau, những nguyên tắc đó bắt buộc mọi người phải tuân theo, để đảm bảo cho mỗi loại hoạt động, mỗi loại quan hệ xã hội điều có lợi ích hợp lý. Người ta gọi những nguyên tắc bắt buộc đó là chính các chuẩn mực đạo đức. Chúng ẩn chứa trong đó ý thức đạo đức cần phải có, do vậy chúng cũng là chuẩn mực đạo đức của quan hệ xã hội tương ứng. Là người Việt Nam trong bất kỳ mối quan hệ nào với con người, trước hết là phải thể hiện được chữ “Nhân”. Nhân ở đây nghĩa là nhân đạo, nhân đức. Ai cũng biết, theo đạo đức Nho giáo, thì người ta phải Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Người rất coi trọng những đức tính cơ bản đó của con người Việt Nam. Người quan niệm về chữ “Nhân” là “thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân, Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền”. Bác cũng giải thích theo kiểu mới về chữ “Trung”, “Hiếu”. Người nói: Trung là trung với nước, với Đảng, hiếu là hiếu với dân. Những đức tính khác như Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm của người cán bộ, đảng viên cũng được giải thích trên lập trường vì lợi ích của tổ quốc, nhân dân lao động và Đảng. Vì theo Người, Đảng không phải là tổ chức để “thăng quan phát tài”, mà là tổ chức phấn đấu vì lợi ích của tổ quốc và nhân dân. Tuy nhiên ở đây muốn nhấn mạnh rằng, với tư cách là cán bộ, công chức, mỗi cán bộ, công chức có ba mối quan hệ cơ bản và những chuẩn mực đạo đức của các mối quan hệ đó.

Khắc sâu những lời dạy của Bác về chuẩn mực đạo đức của người cách mạng mỗi cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức trong xã hội hiện nay nhất là trong lực lượng vũ trang nhân dân luôn phải đề cao vai trò trách nhiệm trong nhận thức và hành động tích cực học tập, rèn luyện theo chuẩn mực đạo đức của người cách mạng, xứng đáng với vai trò tiên phong gương mẫu mọi mặt của người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị- xã hội; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tiêu biểu, đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét