HỒ CHÍ MINH - BIỂU TƯỢNG SÁNG NGỜI CỦA Ý CHÍ NGHỊ LỰC SUỐT ĐỜI
VÌ NƯỚC VÌ DÂN
Bích Hường
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời Người đấu tranh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc, tự do dân chủ cho nhân dân, công bằng, hạnh phúc cho mọi người, hòa bình hữu nghị cho các dân tộc. Sự phát triển các mối quan hệ văn hóa nhân loại. Khi nói về chủ tịch Hồ Chí Minh đồng chí Mao Trạch Đông có viết:
Chí
khí tráng sơn hà
Tinh
thần quang nhật nguyệt
Kim
cổ duy hữu nhất
Á
– Âu hào kiệt nhị vô song
Cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng từng nói: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “cao mà gần, rực rỡ nhưng không chói mắt, vĩ đại nhưng rất đỗi giản dị
thân thương”. Sự nghiệp của Người là
tấm gương bền bỉ, dẻo dai về ý chí và nghị lực phi thường, tinh thần to lớn
vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt đựơc mục đích cách mạng.
Người sinh ra trong
một gia đình nhà nho nghèo yêu nước và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp
xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ; quê hương Người là mảnh đất Nam Đàn,
Nghệ An, giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, nơi nuôi dưỡng nhiều anh
hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng
Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…Từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã đau xót chứng
kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay
trên chính mảnh đất quê hương. Những tội ác dã man của thực dân Pháp và
thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan Nam triều. Người càng cảm thông sâu sắc
nỗi cực khổ của người lao động, nỗi nhục mất nước của các sĩ phu yêu nước,
Người nhận thấy ở đâu dân cũng lam lũ đói khổ, nên dường như họ đang âm ỉ những
đóm lửa muốn thiêu cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh
thống khổ của người dân mất nước đã tiếp thêm nghị lực và ý chí quyết tâm ra đi
tìm đường cứu nước, đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào.
Ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng và với tên gọi Văn Ba chàng thanh niên ấy
đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang mà Người mang theo lúc rời xa
Tổ quốc là lòng yêu nước thương dân sâu nặng, là nguyện vọng thiết tha cứu lấy
giang sơn với cùng một nghị lực phi thường, một quyết tâm không dễ gì lay
chuyển nổi. Rời xa Tổ quốc thân yêu,
Nguyễn Tất Thành đã bôn ba tìm đường cứu nước hòa mình vào phong trào công nhân
và nhân dân lao động các nước. Hành trình
tìm đường cứu nước của Bác là một cuộc hành trình lịch sử. Người đã đi gần 30
quốc gia, của 4 châu lục, làm tới 14 nghề để kiếm sống. Cuối cùng, Người tìm ra
được con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, thông qua việc đọc bản sơ thảo
Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, được nhà thơ Tố Hữu viết:
“Luận cương đến Bác Hồ và
Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê
nin
Bốn bức tường im nghe Bác
lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước
đợi mong tin
Bác reo lên như nói cùng
dân tộc
Cơm áo là đây hạnh phúc
đây rồi
Hình của Bác lồng trong
hình của nước
Phút khóc đầu tiên là
phút Bác Hồ cười”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về nước trực tiếp lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh,
đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thu non sông
về một mối, Bắc – Nam sum họp một nhà đưa cả nước đi lên CNXH. Trong suốt quá
trình ấy, Người phải chịu không ít gian khổ, nhiều lần bị cảnh tù đày nhưng
tinh thần cách mạng bất diệt vẫn sục sôi trong lòng người cách mạng:“Thân
thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao, muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần phải
càng cao”. Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí
Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh
hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc đã đấu tranh không mệt mỏi
và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì
độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Người là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua khó khăn thử
thách để đạt được mục đích cách mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét