HH
Deepfake
là từ ghép của hai từ “deep learning” (học sâu) và “fake” (giả). Deep learning
là một phương pháp học máy cho phép máy tính học thông qua việc phân tích và
suy luận từ các tập dữ liệu lớn. “Fake” có nghĩa là giả mạo hoặc làm giả.
Deepfake
là một kỹ thuật kết hợp giữa các thuật toán học sâu và học máy. Mục đích của kỹ
thuật này là tạo ra những video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo. Những video,
hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo đó có khả năng đánh lừa con người, làm cho con
người cảm nhận rằng: Nó rất chân thực.
Với
sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (tức là công nghệ AI), deepfake đã và đang
bị lợi dụng bất chính, nó trở thành một vũ khí nguy hiểm trong tay những kẻ xấu.
Thời
gian qua, tình trạng nạn nhân bị lừa đảo bằng deepfake có xu hướng ngày càng gia
tăng trên khắp cả nước. Kẻ lừa đảo thường giả danh tài khoản Facebook, hack
Facebook, giả danh một người nào đó trao đổi thông tin qua ứng dụng nhắn tin
nhanh Messenger trên facebook. Các đối tượng lừa đảo bằng deepfake với thủ đoạn
rất tinh vi, có thể rất khó nhận biết nếu không chủ động phòng, ngừa.
Nạn
nhân có thể là bất cứ ai và ở bất cứ thời điểm nào. Trên facebook của nạn nhân,
các đối tượng lừa đảo thực hiện cuộc gọi video call để giả làm người thân vay
tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền
đóng học phí hay có thể giả làm nhân vật nào đó khi kết bạn hẹn hò qua mạng để
phục vụ cho các kịch bản chúng chuẩn bị sẵn. Một số trường hợp nguy hiểm hơn
khi đối tượng lừa đảo đã giả làm quân nhân gọi video call lừa tiền thân nhân, lừa
tiền đồng đội của họ; gây ra những hệ lụy rất khó lường. Không chỉ mất tiền oan,
nhiều nạn nhân còn có thể rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười, bi lụy, khó khăn
và đáng thương hơn thế.
Cách
phòng, chống vô hiệu hóa tình trạng lừa đảo bằng deepfake
1.
Trong bất cứ trường hợp nào cũng cần bình tĩnh, chủ động nhận diện rõ ràng người
đang gọi video call, nhận diện người gửi bản ghi âm cho mình qua facebook (gồm
cả qua ứng dụng Message trên facebook).
2.
Tìm mọi cách để xác thực được độ chân thực của thông tin vừa nhận bằng nhiều cách
khác nhau, như: gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp; gián tiếp thông qua người thân, bạn
bè; sử dụng số điện thoại để thực hiện cuộc gọi thoại.v.v… Tuyệt đối không chuyển tiền cho người yêu cầu mình chuyển khi chưa biết rõ về tình hình thực tế của người đó.
3.
Khi phát hiện ra cuộc gọi sử dụng deepfake để lừa đảo, nên bình tĩnh tìm sự hỗ
trợ của người có khả năng và cơ quan chức năng để phát giác và khống chế đối tượng
(nếu có thể)
4.
Tuyên truyền cho người thân, bạn bè và mọi người để ai cũng có thể nhận biết rõ
về chiêu trò lừa đảo bằng deepfake.
5.
Các cơ quan chức năng có nội dung, biện pháp để huy động toàn xã hội, trước hết
là những người sử dụng mạng xã hội cùng tham gia phòng, chống vô hiệu hóa tình
trạng lừa đảo bằng deepfake.
Chú
ý: Công nghệ deepfake có thể bị lợi dụng cho mục đích xấu trên các ứng
dụng mạng xã hội khác như Zalo, Youtube, Tiktok,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét