- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

 CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN



Sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong những thập niên gần đây đã chứng minh con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn đất nước và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam đồng thời góp phần khẳng định gia trị trường tồn của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, các thế lực thù địch phản động vẫn không ngừng công kích, xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Việt Nam, coi đây là “mũi đột phá” làm suy giảm niềm tin, gây hỗn loạn tư tưởng, thủ tiêu hệ tư tưởng XHCN ở Việt Nam. Do đó, nhận diện đúng âm mưu, thủ đoạn chống phá để nâng cao cảnh giác là một trong những vấn đề quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, cấp bách và lâu dài.

Thủ đoạn mà chúng thường dùng là xuyên tạc bản chất nền tảng tư tưởng của Đảng, thông tin sai sự thật, mập mờ về tình hình Việt Nam rồi tung lên các nền tảng mạng xã hội và một số website, tờ báo nước ngoài có tư tưởng chống phá Việt Nam. Một trong những mũi nhọn công kích hàng đầu của các thế lực thù địch đó là tấn công, phản kích, phủ định những giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác nhằm thực hiện âm mưu xóa bỏ hệ tư tưởng XHCN. Còn nhớ ngày 19-5-2018, đài Á châu tự do (RFA) từng đăng tải bài viết của Blogger với nội dung phản động, bôi nhọ chủ nghĩa Mác, cho rằng: Chủ nghĩa Mác chỉ đúng trong thời kỳ tư bản công nghiệp, còn ngày nay nhân loại đã bước vào thời kỳ văn minh tin học, kinh tế tri thức dựa trên nền tảng công nghệ số, kỹ thuật số nên lý luận của Mác không còn thích hợp… Từ đó, chúng kết luận một cách phản động và bịa đặt: không còn ai tin vào chủ nghĩa Mác, Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế mà còn cả tinh thần. Chúng đòi Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam phải từ bỏ mục tiêu, con đường đã chọn để đi theo con đường khác, vì chúng cho rằng: đi lên CNXH là con đường sai lầm, “là đưa dân tộc vào chỗ chết”.

Thực tiễn đã chứng minh, chủ nghĩa Mác đang tiếp tục được truyền bá và có sức lan tỏa ngày càng rộng rãi, tinh thần khoa học và cách mạng của Mác vẫn tỏa sáng ngay ở các nước TBCN. Đời sống xã hội đương đại mặc dù có những diễn biến rất phức tạp, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nhưng sự vận động đó không nằm ngoài những dự báo của C.Mác về quy luật phổ biến của lịch sử xã hội loài người. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đều chứng minh, cho đến nay, trên thế giới chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết duy nhất bàn về tổng thể mục tiêu, con đường, lực lượng, biện pháp, cách thức để xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột và bất công trong xã hội, nhằm mục đích nhân văn cao đẹp là giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

Thắng lợi của quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng CNXH và đổi mới kinh tế thành công ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới suốt nhiều thập kỷ qua là minh chứng sinh động nhất về bản chất khoa học, cách mạng, tiến bộ và giá trị nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho thấy sức sống trường tồn mãnh liệt và sự lan tỏa của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Tính đúng đắn của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, một lần nữa được khẳng định bằng chính những thành công to lớn có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới của Việt Nam. Với ý nghĩa đó, hoàn toàn có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để tin tưởng và khẳng định rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin, với tư cách là thế giới quan khoa học, là phương pháp luận nhận thức và cải tạo thế giới vẫn bảo toàn và giữ nguyên giá trị. Đúng như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Do đó, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng đắn, đề cao cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng góp phần bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.

Chung Đinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét