CẢNH GIÁC VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN, TRỤC LỢI VỀ TÂM LINH DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN
Chỉ còn ít
ngày này nữa là tới Tết Nguyên đán Xuân Giáp Thìn, cũng là thời gian diễn ra
nhiều hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo chào mừng xuân mới theo các phong
tục truyền thống. Đây cũng là thời điểm mà nhiều kẻ xấu lợi dụng lòng tin vào tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân để có những hành vi biến tướng nhằm trục lợi, lừa
đảo.
Hoạt động lợi dụng mê tín dị đoan, trục lợi về tâm
linh thường nở rộ vào dịp Tết Nguyên đán bởi lẽ, nhiều người có tâm lý tiễn trừ
vận xui của năm cũ, cầu vận may trong năm mới thì cũng là lúc các dịch vụ tâm
linh bùng phát. Nhiều vụ việc trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với hình thức
ngày càng đa dạng và liên tục gia tăng với muôn hình vạn trạng, với đủ mọi
"dịch vụ tâm linh" như: xem bói toán, xem tình duyên, xem mệnh, phong
thủy, xem tử vi, bùa ngải tâm linh, trừ tà, giải vong, cắt duyên âm, chọn ngày
đẹp, xem tuổi.. với hình thức đến tận nơi hoặc thông qua các ứng dụng online
qua nhiều trang, hội nhóm trên mạng xã hội. Không ít người đã tự biến mình
thành nạn nhân của những trò lừa đảo tâm linh trên mạng vì tin theo lời bói
toán nhảm nhí, vô căn cứ, dẫn tới hậu quả xấu cho bản thân và gia đình, mất thời
gian tiền của, mua về sự lo lắng, hoang mang.
Mỗi người đều
có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và thực hành lễ nghi tín ngưỡng,
tôn giáo cũng như tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn
giáo. Sự trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo sẽ không có cơ hội nếu chúng ta thực sự
hiểu chân lý của những chính đạo, giữa hoạt động tín ngưỡng thực chất đến trục
lợi tín ngưỡng là một ranh giới khá mong manh, cần có sự tỉnh táo, cảnh giác và
đừng để đức tin bị lợi dụng mù quáng, bởi hệ lụy sẽ khôn lường đến chính bản
thân và gia đình mỗi người.
Nhà nước Việt
Nam luôn tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, vạch
trần thủ đoạn lừa bịp buôn thần bán thánh, để mọi người phân biệt được đâu là
tôn giáo tín ngưỡng, đâu là mê tín dị đoan, trục lợi tâm linh, làm sao để niềm
tin tín ngưỡng, tôn giáo không bị lợi dụng, công chúng không bị dụ dỗ vượt qua
lằn ranh giữa niềm tin và mê tín, di đoan. Mê tín dị đoan là sự tin tưởng mê muội
vào những điều hoang đường, trái ngược với tự nhiên, không có cơ sở khoa học.
Dù đây là tình trạng không mới nhưng với sự bùng nổ của mạng xã hội, do nhận thức
chưa đầy đủ của một bộ phận người dân, những hành vi mê tín dị đoan vẫn ngang
nhiên tiếp diễn. Theo các nhà nghiên cứu, gốc rễ của mê tín dị đoan là sự thiếu
kiểm soát của con người, trong khi họ luôn muốn kiểm soát mọi thứ tốt hơn,
trong những hoàn cảnh bị coi là bất an. Kết quả, không chỉ làm tổn hại sức khỏe
tinh thần, tốn kém tiền bạc, lệch lạc trong suy nghĩ, gây hoang mang dư luận xã
hội mà còn làm méo mó nhiều giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam
Nhà nước ta
cho phép và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều được
ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật như: Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo 2016, Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định
110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội…. Để chấn chỉnh, ngăn chặn
tình trạng lợi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngày 19/01/2024, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn
số 321/BNV-TGCP, gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết
Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quan tâm chỉ đạo một số công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn
giáo chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan triển
khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ trọng tâm của ngành quản lý nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo năm 2024, góp phần ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo
trên địa bàn cả nước, không để xẩy ra bị động, bát ngờ; hướng dẫn các tổ chức
tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức
các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm,
phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập
quán tốt đẹp của từng địa phương; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan,
trục lợi về tâm linh tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; không để các đối
tượng lợi dụng tuyên truyền, kích động tụ tập đông người, gây phức tạp về an
ninh, trật tự…
Đối với mỗi
người dân cân nêu cao tình thần, cảnh giác và cần phân biệt, lựa chọn hoạt động
tín ngưỡng và các hành vi mê tín. Tuyệt đối không tin, không nghe, không làm
theo những người tự xưng, tự quảng cáo là thầy tử vi, tướng số khi tiếp xúc
ngoài đời hoặc qua mạng xã hội. Vạch trần, tố cáo thủ đoạn lừa bịp buôn thần
bán thánh, để mọi người phân biệt được đâu là tôn giáo tín ngưỡng, đâu là mê
tín dị đoan, trục lợi tâm linh, làm sao để niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không
bị lợi dụng, công chúng không bị dụ dỗ vượt qua lằn ranh giữa niềm tin và mê
tín. Không chia sẻ hay tham gia các hội, nhóm trên mạng liên quan tới mê tín dị
đoan, cảnh giác trước những chiêu trò lợi dụng tâm linh, văn hóa bản sắc dân tộc
để trục lợi. Hãy cùng nhau lựa chọn cho mình một hướng đi tốt và đặt niềm tin
đúng chỗ, biết gạn đục, khơi trong để góp phần gìn giữ những truyền thống văn
hóa quý báu của dân tộc. Bên cạnh việc kiên trì loại trừ các hành vi mê tín dị
đoan thì khi bản thân hay những người xung quanh có dấu hiệu bị các đối tượng lợi
dụng tâm linh để lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an để có biện pháp ngăn
ngừa, xử lý kịp thời. Đừng để tiền mất, tật mang.
Hoa Ban
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét