- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024



 

YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT “ĐỨC, TÀI” CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

                   Anh Đức

Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện tài, đức cho đội ngũ cán bộ. Người luôn chăm lo bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị và năng lực công tác mà Bác thường gọi là đức, tài của đội ngũ cán bộ.

Đầu năm 1946, Người cho đăng báo để tìm người “Tài đức” với niềm tin rằng “Trong số 20 triệu đồng bào, chắc không thiếu người có tài, có đức”. Điều đó nói lên rằng đức, tài theo quan niệm của Hồ Chí Minh là 2 mặt tồn tại trong một thể thống nhất không tách rời nhau.

Nói đến đức của người cán bộ chính là nói đến phẩm chất chính trị bao gồm cả đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có đức trước hết phải là người trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng với nhân dân và công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; tất cả mọi việc làm đều phải nhằm vào mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động; nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, ra sức làm giàu cho mình, cho đất nước trên cơ sở làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, dù ở bất cứ cương vị nào, trong điều kiện không gian và thời gian nào. Người có đức còn phải là người trung thực, có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh với tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, biết quan tâm đến mọi người, sống có nghĩa, có tình; hiếu thảo với người sinh ra mình, có trách nhiệm chăm sóc giáo dục con cái để cùng nhà trường và xã hội tạo ra các thế hệ công dân tốt sau này...

Tuy nhiên, muốn hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu người cán bộ phải có tài, tức là có năng lực công tác. Và để có năng lực công tác, người cán bộ phải có tri thức, văn hóa, tinh thông nghề nghiệp, có lý luận và thực tiễn, nhạy bén với tình hình mới, nhận thức và nắm bắt quy luật khách quan, vận dụng các quy luật đó trong công tác để đạt hiệu quả cao nhất; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước công việc của Đảng, nắm chắc các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để thực hiện và tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách đó. Yêu cầu đặt ra cho mỗi cán bộ, đảng viên đó là tinh thần tự giác rất cao, không ngừng trau dồi kiến thức, đạo đức, phẩm chất chính trị, lấy tri thức của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ của mình.

Theo Hồ Chí Minh phẩm chất chính trị là nền tảng, là cơ sở cho năng lực công tác; ngược lại năng lực công tác là biểu hiện của phẩm chất chính trị. Người nói: Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là vô dụng, sai lầm có hại cho Tổ quốc, cho nhân dân. Để khắc phục tình trạng trên Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn gột rửa những vết tích xấu xa của xã hội cũ, muôn rèn luyện đạo đức cách mạng thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ, thì là thoái bộ, là lạc hậu. Mà thoái bộ và lạc hậu sẽ bộ xã hội tiến bộ đào thải”. Chính vì vậy, những người thực tài bao giờ cũng lao động và sống hết mình, tận tụy, trung thực, khiêm tốn, không vụ lợi, vị kỷ, hướng tới cộng đồng, phục vụ xã hội. Họ là người trọng danh dự, lương tâm, trọng lẽ phải, đạo lý, là những nhân cách lớn. Tài là tiềm lực của đức và đức bảo đảm cho tài không rơi vào lệch lạc, suy thoái, tha hóa. tài làm cho đức trở thành hiện thực trong hành động và đức giúp cho tài được toàn dụng vào mục đích, động cơ trong sáng vì Tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Đó là những định hướng mục tiêu, giá trị của người trí thức chân chính, ưu thời mẫn thế, nặng lòng ái quốc, ái dân.

Vì vậy khi đánh giá cán bộ phải tỉnh táo và sáng suốt, có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển, phải thông qua hoạt động thực tiễn, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá cán bộ. Sắp xếp đúng việc, đúng người để cán bộ phát huy khả năng của mình, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Cán bộ và công tác cán bộ là cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thật sự tiên phong gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”./

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét