- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024


 

VIỆT NAM XỨNG ĐÁNG VỚI VAI TRÒ THÀNH VIÊN TÍCH CỰC, CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI

Thanh Hoa

                  

Hai nhiệm kỳ 2014-2016 và 2023-2025, Việt Nam đều nhận được tín nhiệm cao và trúng cử trở thành một trong 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc  đã khẳng định niềm tin của các quốc gia trên thế giới, đồng thời cho thấy sự coi trọng của bạn bè quốc tế đối với vị thế của Việt Nam trong các hoạt động thúc đẩy, bảo đảm quyền con người trên phạm vi toàn cầu. Đây là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Tính đến năm 2022, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên Hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Từ cơ sở này, Việt Nam đã từng bước tiến hành “nội luật hóa” và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quyền con người nhằm bảo đảm sự tương thích, phù hợp với điều kiện đặc thù của nước ta. Nhờ đó, các quyền con người đã và đang được quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp Nhà nước ta nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền con người, đạt được những thành tựu vượt bậc được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Minh chứng rõ ràng nhất, chính là việc Quốc hội đã soạn thảo, ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý về quyền con người. Trong đó, nổi bật nhất là Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có một chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dâng gồm 36 điều. Từ đó đến nay, Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có một số đạo luật quan trọng như Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Trưng cầu ý dân 2015, Luật Trẻ em 2016, Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Luật An ninh mạng 2018, Bộ luật Lao động sửa đổi 2019… Chúng ta cũng bổ sung, hoàn thiện hàng loạt văn bản pháp luật nhằm nâng cao quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt như Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018; bảo vệ các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương như việc ban hành Luật Người khuyết tật. Bên cạnh đó, việc bảo đảm các quyền con người của Việt Nam được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Từ quy định trong hệ thống pháp luật, trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã triển khai các biện pháp đồng bộ, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Các thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội và việc tăng cường hội nhập quốc tế đã tạo ra điều kiện vật chất và nguồn lực để Việt Nam đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân. Việt Nam đã hoàn thành trước hầu hết các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và đang tích cực triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt hơn 92% dân số. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, giúp người dân thực sự được thụ hưởng ngày càng đầy đủ các quyền con người, quyền công dân. Chúng ta cũng tham gia có trách nhiệm vào các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp quốc bên cạnh Hội đồng Nhân quyền (2014-2016) như: Hội đồng Kinh tế-Xã hội (2016-2018), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015-2019), Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2017-2021.

Đối với Quân đội, từ năm 2014, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ ra mắt Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam đồng thời cử các sĩ quan đi làm nhiệm vụ cùng Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc tại Nam Sudan, không chỉ tham gia công tác khám, chữa bệnh mà còn thực thi nhiều nhiệm vụ nhân đạo, thiện nguyện như trao tặng nhiều phần quà và quần áo cho các em học sinh khó khăn, tổ chức trồng cây xanh ở trường học.ó hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật...

Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về quyền con người, đặc biệt, trong quá trình xây dựng Hiến chương và Cộng đồng ASEAN, Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN, thành lập và hoạt động của các cơ chế ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung, tạo khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác trong ASEAN trong lĩnh vực này.

Trong quá trình hoạt động, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm, đề cao và thúc đẩy tinh thần hợp tác, đối thoại, tăng cường hiểu biết để thu hẹp khác biệt, tìm kiếm giải pháp hữu hiệu, bền vững đối với các thách thức về quyền con người, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi. Với những đóng góp tích cực, tin rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới, đặc biệt giúp cho chính người dân Việt Nam được hưởng thụ các quyền con người, quyền công dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét