CÙNG SUY NGẪM VỀ QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI - “ĐẢNG TA LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH"
Đậu
Tân
Đối với công tác xây dựng Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức… Đồng thời, Người đặc biệt chú trọng vấn đề xây dựng đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
Theo Người, đạo đức là biểu hiện
trực tiếp của tư tưởng, là một bộ phận năng động nhất của thế giới quan, nó chỉ
đạo mọi tư duy và hành động của con người. Do vậy, giáo dục chính trị, tư tưởng,
bồi dưỡng tình cảm, xây dựng nhân cách; đồng thời chăm lo củng cố tổ chức… nếu
không đặt trên nền tảng đạo đức cách mạng, thì không thể có hiệu quả vững chắc
và lâu bền trong xây dựng nhân cách cán bộ nói chung và đảng viên Cộng sản nói
riêng.
Thực tế cho thấy đạo đức của
người cách mạng trong tình hình mới đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng.
Đảng khẳng định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lí tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích
kỉ, cơ hội, tham nhũng lãng phí, tùy tiện vô nguyên tắc". Mặc dù luôn
luôn tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, vào bản lĩnh của Đảng, nhưng nhân dân
ta vẫn chưa thật yên tâm trước những diễn biến đáng lo ngại hiện nay, khi tình
trạng sa sút nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên.
Trong cơ chế thị trường, tham
nhũng thường gắn liền với chức quyền, nhưng không phải ai có chức quyền cũng đều
tham nhũng. Hoàn cảnh khách quan chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua chủ
quan của con người, tức là tham nhũng hay không vẫn phụ thuộc phần lớn vào sự
giáo dục và sự tu dưỡng rèn luyện của mỗi người. Nói như vậy để thấy rằng chúng
ta đã còn hạn chế trong việc đề ra một chiến lược giáo dục đạo đức cho cán bộ,
đảng viên khi bước vào đổi mới cơ chế, mở cửa, hội nhập. Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn xã hội ta hiện nay đang
chứng tỏ vấn đề tất yếu khách quan của việc giáo dục đạo đức và sự tu dưỡng,
rèn luyện nhân cách người cán bộ, nhất là phẩm chất đạo đức, lối sống của người
đảng viên Cộng sản. Công cuộc đấu tranh chống những căn bệnh tham nhũng, tiêu cực
đang diễn ra quyết liệt trên nhiều lĩnh vực: tiền bạc, nhà cửa, ruộng đất, các
dự án, công trình xây dựng,… song những căn bệnh ấy chưa được ngăn chặn triệt để,
chưa được đẩy lùi.
Muốn giữ được nhân cách, đạo đức,
muốn giữ nghiêm kỉ luật của Đảng, tránh khỏi hủ hóa, sai lầm khuyết điểm thì phải
dùng bốn viên thuốc đặc trị: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Bởi có siêng năng mới hiểu
được giá trị về một nắng hai sương của hạt gạo làm ra, mới biết tiết kiệm. Có
giản dị, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí thì mới giữ được thanh liêm. Đã có
liêm thì sẽ giữ được ngay thẳng, chính trực, thấy đúng dám bảo vệ, thấy sai
dám đấu tranh.
Khẳng định “Đảng ta là đạo đức, là
văn minh” bởi Đảng là một tổ chức chính trị chân chính, trung thực, trung
thành, quang minh, chính đại, chung thủy, tôn trọng công lí và chính nghĩa, vì
độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đảng bao gồm những người
ưu tú của xã hội kết thành một tổ chức có năng lực, trí tuệ cao, có trình độ
văn hóa tiêu biểu của thế giới đương đại, có trình độ lí luận tiên phong, đủ sức
làm một đảng tiên phong dẫn đường cho quần chúng trong các giai đoạn phát triển
của lịch sử. Là một Đảng văn minh bởi trong tổ chức và hoạt động, Đảng đã không
ngừng rèn luyện cho mình cách ứng xử văn minh - vấn đề quan trọng bậc nhất của
một Đảng cầm quyền được viết rõ trong Di chúc của Người: “Trước hết nói về Đảng,
nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục
vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và
lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Là người Việt Nam, chúng ta đều có
cơ sở vững chắc để khẳng định niềm tin của mình đối với Đảng ta. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ đi đến thắng lợi, nước ta ngày càng vững
mạnh, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét