TƯ TƯỞNG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ QUỐC PHÒNG ĐẶC SẮC CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG (NGUYỄN HUỆ)
Hoàng
đế Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 -1792) là anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự,
danh tướng bách chiến bách thắng, một trong những tướng lĩnh tài giỏi bậc nhất
của dân tộc Việt Nam và thế giới. Cuộc đời của anh hùng áo vải cờ đào Quang
Trung (Nguyễn Huệ) chỉ có 39 mùa xuân, nhưng bằng bản lĩnh và trí tuệ tuyệt vời,
ông đã động viên, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta viết nên những trang sử hào
hùng, tiêu biểu cho khí phách, phẩm giá và sức sống của dân tộc trong một hoàn
cảnh đầy biến động và thử thách của đất nước cuối thế kỷ XVIII. Là một thống
soái, một nhà chiến lược, tư tưởng và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn
Huệ) bao quát trên nhiều lĩnh vực và gắn chặt với
quá trình lãnh đạo phong trào Tây Sơn, vươn lên đảm đương sứ mệnh chống ngoại
xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Trong đó, tư tưởng xây dựng quân đội và quốc phòng được Quang Trung đặc biệt quan
tâm. Đó là lực lượng quân sự hùng hậu gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh, pháo
binh và thủy binh được tổ chức quy củ, trang bị tốt, có sức chiến đấu cao, thể
hiện ở những nội dung cơ bản sau.
Một là,
tư
tưởng “kết hợp quân sự với chính trị,
giáo dục lòng yêu nước cho quân đội”
Nguyễn
Huệ là nhà quân sự biết kết hợp tài tình quân sự với chính
trị, coi chính trị và quân sự có mối quan hệ chặt
chẽ gắn bó hữu
cơ. Ông biết đem chính trị định hướng cho hoạt động quân sự, biết dùng quân sự để đạt mục đích chính trị.
Nguyễn Huệ luôn xác định rõ, mục đích chính trị
của khởi nghĩa và chiến tranh mà ông
và quân đội Tây Sơn tiến hành là đánh đổ bọn phong kiến phản động trong nước và
bọn phong kiến nước ngoài đến xâm lược, thực hiện thống nhất đất nước, giữ vững
độc lập dân tộc. Nêu cao ngọn cờ đó, Nguyễn Huệ
phát huy cao độ tinh thần và ý chí chiến đấu của quân đội Tây Sơn. Mặt khác, Nguyễn Huệ là
nhà quân sự biết đem tư tưởng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc
giáo dục cho binh sĩ, khiến cho binh sĩ hiểu rõ họ
chiến đấu vì ai. Nguyễn Huệ đã giáo dục cho binh sĩ hiểu rõ, họ phải chiến đấu vì chính nghĩa,
vì dân tộc, “Đánh
cho để dài tóc. Đánh
cho để đen răng.
Đánh cho chúng chích luân bất phản. Đánh
cho chúng phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh
hùng chi hữu chủ”.
Do đó,
họ sẵn
sàng hy sinh cả tính mạng của mình. Như vậy, xét về mặt tư tưởng - tinh thần, quân đội Tây
Sơn
ở
thế áp đảo quân Thanh, cho nên quân Thanh đã
bị Quang Trung đánh cho đại bại.
Hai là, Quân đội Tây Sơn được tổ chức và trang bị đặc biệt
Về
bộ binh - lực lượng tác chiến chủ yếu của quân đội Tây Sơn:
Bên
cạnh vũ khí thô sơ (giáo, mác, cung, nỏ...) chiếm đa số, Nguyễn Huệ dần trang bị
hỏa hổ và một số đại bác dã chiến, đồng thời một bộ phận tượng binh và kỵ binh
cũng được đưa vào trong biên chế của đội hình bộ binh. Nhờ vậy mà khả năng đột
kích của bộ binh trong chiến đấu tiến công đã được tăng lên rõ rệt, luôn chiếm
ưu thế hơn hẳn so với địch về khả năng cơ động, hỏa lực và sức đột
phá.
Về tượng binh: Quân đội Tây Sơn
có khoảng vài trăm thớt voi chiến. Khi trực tiếp tham gia chiến đấu, trên lưng
mỗi tượng binh đều bố trí hỏa hổ hoặc đại bác thần cơ. Với uy thế của tầm vóc
hình thể và những loại hoả lực ưu thế mang trên lưng, voi chiến thực sự là
“phương tiện” đột kích đặc biệt hữu hiệu, tượng binh thực sự là một thành phần
đặc trưng, một chất lượng mới vượt trội về sức mạnh đột kích đảm bảo thắng lợi
trong tác chiến mà quân đội nói chung, bộ binh nói riêng của nhà Trịnh, nhà
Nguyễn và nhất là đôi với quân đội nhà Thanh không có được.
Về pháo
binh (Đại
bác thần cơ)
của quân đội Tây Sơn: Ngoài số lượng đại bác các cỡ
chiếm ưu thế vượt trội, tính năng và sức công phá của đạn đại bác Tây Sơn hoàn
toàn không thua kém so với các nước khác, thậm chí cả Tây Âu. Đây không chỉ là
yếu tố làm tăng khả năng cơ động, mà còn góp phần quan trọng đối với việc “chớp”
thời cơ trong chiến đấu.
Về
kỵ binh, do
được huấn luyện công phu và trực tiếp tham chiến, lập công và tích lũy được ít
nhiều kinh nghiệm trong thực tế, nên trong những trận chiến đấu cụ thể, những
tình huống cụ thể, kỵ binh có khả năng phối hợp tác chiến cùng các thành phần lực
lượng khác, hoặc độc lập đảm nhiệm mũi thọc sâu đánh vào tung thâm đội hình,
căn cứ địch, nhanh chóng đánh phá đại bản doanh, tiêu diệt cơ quan chỉ huy quân
địch.
Về thủy binh, đây là lực lượng của
quân Tây Sơn được xây dựng từ rất sớm, kế thừa nhiều kinh nghiệm trong lịch sử
dân tộc. Nguyễn Huệ đã dồn tâm sức quyết xây dựng cho được một lực lượng thủy
binh hùng mạnh. Thuyền chiến của Tây Sơn có kích thước lớn, chạy bằng buồm.
Chính viên sĩ quan quân đội Pháp tên là Senhô đã thừa nhận: “Trước
khi tận mắt nhìn thấy thủy quân của địch (Tây Sơn), tôi có ý khinh thưòng,
nhưng xin thú thực tôi đã lầm, họ có những tàu
mang từ 50 đến 60 khẩu đại bác”.
Ba là, xây dựng quân đội tinh nhuệ, tập hợp nhiều tướng lĩnh có tài, quan tâm đến đời sống binh sĩ”
Trong suốt quá trình xây dựng và phát
triển quân đội, Nguyễn Huệ luôn kiên định tư tưởng xây dựng quân đội tinh nhuệ. Đây là yếu tố quan
trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định, nhất là việc chuẩn bị lực lượng tốt nhất để sẵn sàng đối phó với những đội
quân xâm lược quy mô lớn và thiện chiến như quân đội nhà Mãn Thanh. Để tạo nên chất “tinh” của quân đội, Nguyễn Huệ
đặc biệt coi trọng việc giáo dục tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc, ghét áp bức bất công, chỉ rõ mục đích chiến đấu... để quân
sĩ nhận thức được lẽ phải, quyết vượt qua mọi khó khăn
gian khổ, kiên quyết đánh thắng quân thù. Bên cạnh đó, việc rèn luyện ý thức tổ
chức kỷ luật được quan tâm thường xuyên, xây dựng quan hệ đoàn kết gắn bó keo
sơn giữa chỉ huy với binh sĩ. Nguyễn Huệ tổ chức quân đội rất chặt chẽ. Hệ thống chỉ huy được sắp
đặt gồm: Đại Tổng quản, Đại Đô đốc, Đô đốc, Đề đốc. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả huấn
luyện và tác chiến, trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa
Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã tập hợp được nhiều tướng lĩnh có tài như Trần Quang
Diệu, Bùi Thị Xuân, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết, đô đốc Long,
Đặng Tiến Đông, đô đốc Bảo, đô đốc Lộc, Võ Văn Dũng... Các tướng lĩnh của
Nguyễn Huệ đều được ông tin cẩn, đối xử công bằng.
Ông nói: “Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân là nanh vuốt của ta; Nguyễn Văn
Dụng, Trần Thuận Ngôn là tâm phúc của ta; Ngô Thì Nhậm tuy là người mới, nhưng
là bậc tân thần.
Bốn là, tư tưởng “dựa
vào dân để xây dựng quân đội”
Để
xây dựng được một quân đội mạnh, Nguyễn Huệ đã nhất quán tư
tưởng chỉ đạo “tận suất vi binh”, tức là “toàn dân tòng quân”. Theo đó, tất cả
đàn ông từ 15 đến 60 tuổi đều tham gia việc quân. Một giáo sĩ tên Doussain khẳng
định: “Cả
dân tộc này đều làm lính chẳng sót một người nào. Tình cảm giữa
nhân dân địa phương với Nguyễn Huệ rất sâu nặng, có tên gọi là “Thân quân”. Từ đội quân nông dân, dần phát triển thành một
quân đội quốc gia, quân đội Tây Sơn đã sẵn có tinh thần quật khởi của người
nông dân trong đấu tranh sinh tồn kết hợp với truyền thống yêu nước, ý chí kiên
cường, bất khuất ngàn đời của dân tộc.
Từ
thực tiễn lịch sử đó có thể khẳng định rằng: Sự lớn mạnh vững chắc của quân đội
Tây Sơn là kết quả của tư tưởng “dựa vào dân để
xây dựng quân đội”.
Tài năng của Quang Trung bao quát
trên nhiều mặt nhưng lĩnh vực tỏa sáng nhất là quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và
nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên một đỉnh cao mới. Trong cuộc đời
binh nghiệp của mình, từ tuổi 18 tham gia khởi nghĩa cho đến lúc từ trần ở tuổi
39, Nguyễn Huệ chỉ có thắng, chưa hề bại và ghi vào sử sách nhiều chiến công
chói lọi; đồng thời khẳng định một kỳ
tích vĩ đại trong lịch sử xây dựng quân đội và tiến hành chiến tranh giải
phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc
ta trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Quê hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét