- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

 

ĐẤU TRANH VỚI LUẬN ĐIỆU CHO RẰNG “CỨ ĐA ĐẢNG LÀ DÂN CHỦ, MỘT ĐẢNG LÀ MẤT DÂN CHỦ”

Dân chủ là một phạm trù lịch sử, chế độ (nền) dân chủ chỉ xuất hiện khi có nhà nước và một kiểu nhà nước nhất định luôn có một nền dân chủ đặc thù gắn với nó và được pháp luật quy định. Mỗi một chế độ dân chủ còn tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn lịch sử tương ứng. Do đó, không thể có một chế độ dân chủ nào giống nhau. Thậm chí, trong một quốc gia, ở mỗi giai đoạn lịch sử lại có trình độ dân chủ tương ứng. Sự khác biệt này được quy định không chỉ do thể chế chính trị (về số lượng đảng phái), mà còn do những điều kiện kinh tế, văn hóa, lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia. Bàn về điều này, C. Mác đã viết: “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”.

Trên mạng xã hội, có nhiều luận điệu cho rằng càng có nhiều đảng là càng dân chủ hơn. Điều này là không đúng, bởi lẽ số lượng các đảng chính trị không phản ánh được mức độ dân chủ, tự do ở từng nước. Theo thống kê ở các quốc gia, số lượng đảng phái chính trị rất khác nhau; một số nước có rất nhiều đảng chính trị như Anh có 97 đảng, Tây Ban Nha có 87 đảng, Pháp có 76 đảng,.. Nhưng cũng có nhiều nước chỉ có một đảng chính trị, như Cu-ba, Lào, Ga-na, Việt Nam, Hai-i-ti, Môn-na-cô,...; Xin-ga-po có nhiều đảng, nhưng chỉ có Đảng Hành động Nhân dân (PAP) lãnh đạo cầm quyền. Ở Trung Quốc, ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 đảng phái khác và các đảng phái này đều thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước. Đặc biệt là trường hợp của Mỹ: có khoảng hơn 100 đảng, nhưng chỉ có hai đảng là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền.

Thực chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập chính là sự phân chia, tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị trong xã hội, là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các phe nhóm trong cùng giai cấp để giành và giữ chính quyền, kiểm soát xã hội. Từ đó, làm cho hàng chục triệu người dân thiệt mạng, lâm vào cảnh đói nghèo, điều đó đồng nghĩa với việc quyền làm chủ của đa số nhân dân không được bảo đảm. Với lý do đó, đa nguyên, đa đảng không bao giờ tiến tới một nền dân chủ đích thực. Lênin đã khẳng định: “Dân chủ vô sản hơn gấp triệu lần dân chủ tư sản”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ rõ: “Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ”, dù có thể thay đổi chính phủ, nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản”.

Từ những lý do ở trên có thể khẳng định rằng: Luận điệu “cứ đa Đảng là dân chủ và một Đảng là mất dân chủ” là hoàn toàn sai trái. Đa đảng không phải là yếu tố bảo đảm dân chủ đích thực, bởi bản chất của dân chủ là “quyền lực thuộc về nhân dân”. Dân chủ được bảo đảm bởi nhiều yếu tố, trong đó có định hướng chính trị của lực lượng cầm quyền, cơ chế quản lý xã hội, trình độ phát triển kinh tế, dân trí, thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Vì vậy, bất cứ một quốc gia nào, dù đa đảng hay một đảng, mà đảng cầm quyền và nhà nước quan tâm đến việc bảo đảm quyền lực thực tế của nhân dân, nhân dân là chủ thể thực sự của quyền lực, thể hiện qua cương lĩnh, mục tiêu, chương trình hành động, thông qua hệ thống hiến pháp và pháp luật, thì quốc gia đó có dân chủ.

santruonghonglinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét