BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945
Tony Tèo
Trong những ngày
này, khi mà cả nước
đang tưng bừng, hân hoan tổ chức
các hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, thì trên một số trang Web và mạng xã hội, một số đối tượng phản động,
cơ hội chính trị đã đăng tải, phát tán không ít thông tin sai trái, thù địch có
liên quan Cuộc Tổng khởi nghĩa. Qua đó, chúng lộ rõ dã tâm của những kẻ có thâm
thù.
Ưu thế của Internet và mạng xã hội vẫn được
chúng khai thác ráo riết thông qua việc dàn dựng, đăng tải các video clip; xây
dựng kịch bản không có thật; tổ chức diễn đàn, bình luận theo chuyên đề, “kể
chuyện lịch sử” với những luận điệu vô lý, trắng trợn. Mục đích của chúng không
nằm ngoài việc xuyên tạc các sự kiện lịch sử dân tộc ta, hòng “đổi trắng, thay đen”,
“nhuộm đen” truyền thống cách mạng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đen tối hơn, thông
qua không gian mạng, chúng lộ rõ ý đồ phủ nhận một cách trắng trợn vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Thực chất những hoạt động đó đều hướng đến
hiện thực hóa mục tiêu của “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam.
Là những người được thừa hưởng thành quả
đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh, trong đó có thành quả từ Cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, chúng ta cùng có cái nhìn thấu đáo về thực tiễn
lịch sử.
Thực tiễn lịch
sử đã chứng minh, thắng lợi của cách mạng Tháng Tám/1945 ở Việt Nam là kết quả
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam là nhân tố quyết định, không như những gì mà các thế lực thù địch xuyên tạc.
Năm 1939 chiến
tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, tình thế cách mạng xuất hiện. Trước tình hình đó
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng,
thông qua ba hội nghị:
Hội nghị Trung ương Ðảng (11/1939), (11/1940) và nhất là Hội nghị Trung
ương tám (5/1941) đã đề ra những quan điểm và biện pháp cơ bản chỉ đạo
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trương đặt nhiệm vụ “đánh đế quốc và tay sai giải phóng dân tộc lên hàng
đầu”. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương Tám do Hồ Chí Minh chủ trì (5/1941)
nhấn mạnh: “Nhiệm
vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Ðảng”. “Trong lúc này quyền lợi
của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân
tộc”.
Đồng thời chủ trương “Khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng
toàn dân Việt Nam”. Cũng tại Hội nghị này Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành lập
Mặt trận Việt Minh, nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, yêu nước nhằm vào
mục tiêu độc lập dân tộc.
Trên cơ sở chủ trương chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị mọi mặt tổng khởi nghĩa. Cụ
thể là: xây dựng lực lượng vũ trang, duy trì các đội du kích Bắc Sơn, du kích
Cao Bằng, du kích Pác Bó, thành lập các đội Cứu quốc quân. Bên cạnh đó, đã xây
dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai. Ngày 28/1/1941,
Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước và trực tiếp chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng
ở Cao Bằng. Tại các căn cứ địa lực lượng chính trị của quần chúng tập hợp trong
Mặt trận Việt Minh ngày càng phát triển rộng lớn. Từ lực lượng chính trị đó
phát triển lực lượng vũ trang. Năm
1944, tình hình thế giới có những chuyển biến mau lẹ, phong trào cách mạng
trong nước đã phát triển mạnh mẽ, Ðảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh
đã chủ trương về sửa soạn khởi nghĩa và sắm vũ khí đuổi thù chung. Hồ
Chí Minh chỉ
thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944). Ngày 9/3/1945
phát-xít Nhật đã làm đảo chính gạt bỏ thực dân Pháp để độc chiếm Ðông Dương.
Thường vụ Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời ra bản chỉ thị lịch sử:
Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945). Chỉ thị nêu rõ kẻ
thù của cách mạng là phát-xít Nhật, vì vậy khẩu hiệu là “Ðánh đuổi phát-xít
Nhật”. Ðảng Cộng sản Việt Nam đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ
để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Tháng 4/1945 các lực lượng vũ trang cách mạng
thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4/6/1945, thành lập khu giải
phóng Việt Bắc với sáu tỉnh như là căn cứ địa của cách mạng cả nước, hình ảnh
của nước Việt Nam mới.
Ngày 14/8/1945 Nhật đồng
hàng quân Đồng minh vô điều kiện, thời cơ cho tổng khởi nghĩa đã xuất hiện.
Hội
nghị toàn quốc của Đảng đã họp từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945 tại Tân Trào
(Tuyên Quang) khẳng định thời cơ giành độc lập đã tới và quyết định lãnh đạo tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào.
Đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa ra
quân lệnh số 1, phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 16 - 17/8/1945, Quốc dân Ðại hội
họp và ra Nghị quyết về giành chính quyền toàn quốc và thi hành mười chính sách
lớn của Việt Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập gồm 15 ủy
viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội nhấn mạnh mục
tiêu: "Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
trên nền tảng hoàn toàn độc lập.
Thực
hiện Nghị quyết của Ðảng và Quốc dân Ðại hội, chỉ trong vòng hai tuần từ 14 đến
28/8/1945, nhân dân cả nước Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc Cách
mạng Tháng Tám. Sự lãnh đạo kiên quyết, sáng suốt và kịp thời của Trung ương
Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định thắng lợi.. Các cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu ở Hà Nội (19-8), Huế (23-8), Sài Gòn (25-8) và cả những tỉnh xa
xôi, điều kiện liên lạc khó khăn đã thể hiện điều đó. Vai trò của hệ thống tổ
chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, của các đảng viên kiên trung của Ðảng, từ
người lãnh đạo cao nhất đến người đảng viên ở cơ sở, đã bảo đảm cho Ðảng sự
lãnh đạo, điều hành tập trung, thống nhất ở giờ phút quyết định của lịch sử.
Nhờ có sự chuẩn bị công phu, lâu dài
của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đã giành thắng lợi mau lẹ, ít đổ máu. Do vậy những gì mà các thế lực thù địch đăng tải và phát tán trên không gian mạng là hoàn toàn bịa đặt, sai sự
thật. Chúng không thể phủ nhận được vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét