SÁNG NGỜI TẤM GƯƠNG ĐẠI TÁ HOÀNG LONG XUYÊN - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

SÁNG NGỜI TẤM GƯƠNG ĐẠI TÁ HOÀNG LONG XUYÊN

 Hữu Nghị

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu của cuộc đời con người, có nguồn gốc từ Phật giáo đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Tối qua khi lướt điện thoại thấy nhiều trang mạng đưa tin về ông - Đại tá Hoàng Long Xuyên “nhân chứng” cuối cùng của đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân từ trần, hưởng thọ 107 tuổi, tôi đã tìm hiểu và biết thêm nhiều điều đáng trân quý ở con người và tiểu sử của ông.

Đại tá Hoàng Long Xuyên, tên khai sinh là Hoàng Văn Tứ, sinh năm 1917 tại xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Năm 17 tuổi, Hoàng Long Xuyên đi theo cách mạng và năm 24 tuổi thì được tổ chức lựa chọn cử sang Trung Quốc học tại trường quân sự Hoàng Phố. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh đầu tháng 11-1944, đoàn thanh niên học quân sự rời Trung Quốc trở về nước. Hoàng Long Xuyên cùng với một số đồng chí bị lạc trong rừng nên ngày 24-12-1944 mới về đến nơi. Lúc này, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã ra đời được hai ngày, tuy vậy ông vẫn được coi là một trong những nhân sự đầu tiên của lực lượng vũ trang nước nhà.

Đến tháng 8-1945, trên cương vị Phân đội trưởng, ông đã chỉ huy đơn vị cùng với quần chúng cách mạng nổi dậy, tiến công quân Nhật, làm chủ các vùng Ôn Châu, Hữu Lũng, Thất Lãng, Thoát Khê, Na Sầm... của Lạng Sơn. Sau khi toàn quốc kháng chiến, Hoàng Long Xuyên được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó, rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 và tham gia rất nhiều chiến dịch quan trọng. Năm 1949, ông được cử làm Phó tư lệnh Mặt trận Long Châu, tham gia chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, giúp cách mạng Trung Quốc giải phóng biên khu Quảng Tây và Vân Nam. Trong giai đoạn này, đồng chí, đồng đội đã thân mật lấy tên ông đặt cho tên trung đoàn. Từ đây, nhắc đến Trung đoàn Long Xuyên là người ta nhớ đến ông. Những năm sau, ông được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Lạng Sơn... Năm 1962, ông được phân công về công tác tại Công an vũ trang Việt Bắc, sau đó làm Giám đốc Công an Liên khu Việt Bắc. Năm 1986, Đại tá Hoàng Long Xuyên nghỉ hưu với cương vị Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Quá trình tham gia cách mạng Đại tá Hoàng Long Xuyên đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý và Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.

Là người thuộc thế hệ thanh niên được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, tôi thực sự rất cảm phục và ngưỡng mộ ông. Được giác ngộ cách mạng từ sớm, được chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn gửi đi đào tạo ở nước ngoài, ông trưởng thành và luôn phấn đấu tích cực trong phong trào đấu tranh cách mạng. Ông là tấm gương cho thế hệ trẻ chúng tôi học tập về sự kiên trung, lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bền bỉ vượt qua khó khăn, gian khổ luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Ông đã cống hiến, phụng sự cho đất nước với tinh thần của người chiến sỹ cách mạng luôn ngời sáng. Hình ảnh của ông trong Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân mãi mãi được khắc ghi trong Lịch sử dân tộc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét