TỰ HÀO Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2023

TỰ HÀO Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH QUẢ,

Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Quốc Cường

Cách mạng Tháng Tám 1945 là mốc son trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, được tất cả những người có lương tri trên thế giới thừa nhận. Vậy mà không ít kẻ vẫn đang cố tình xuyên tạc, phủ nhận giá trị và ý nghĩa lịch sử của sự kiện vĩ đại này. Trương Huy San, Võ Văn Quản và một số kẻ cơ hội chính trị vẫn ra rả luận điệu: Cách mạng Tháng Tám là “ăn may”, “Cộng sản đã cướp công” chống phát xít của Đồng minh. Chúng quy kết Cách mạng Tháng Tám là “sai lầm lịch sử”, “đi ngược sự bảo hộ của mẫu quốc”, “nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu”, “Việt Nam đánh đuổi Pháp là đánh đuổi nền văn minh nhân loại” khiến cho đất nước bị tàn phá, đến nay vẫn nghèo đói, lạc hậu để cố tình xuyên tạc, phủ nhận thành quả, ý nghĩa to lớn của Cách mạng Tháng Tám.

Những kẻ “quay giáo, trở cờ”, xuyên tạc lịch sử! Họ quên rằng, chính cha ông họ là nạn nhân của thực dân Pháp khi chúng xâm lược và cai trị nước ta từ năm 1858 cho đến khi bị đánh đuổi hoàn toàn năm 1954. Chế độ thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 tước đi hai triệu sinh mạng của dân tộc. Nước Pháp có lịch sử xâm lược và đô hộ suốt hàng trăm năm lịch sử và họ làm giàu trên máu xương của đồng loại, bóc lột, vơ vét tài nguyên của các dân tộc bị áp bức ở châu Á, Châu Phi… Việt Nam ta đã tổn thất biết bao máu, xương để chiến đấu và chiến thắng người Pháp, xây dựng đất nước hòa bình, độc lập và phát triển như hôm nay. Trong khi đó, nhiều quốc gia ở châu Phi vẫn đang rên xiết dưới chế độ thực dân kiểu mới. Có 14 nước châu Phi vẫn phải có nghĩa vụ với Pháp, ràng buộc bởi một Hiệp ước thuộc địa, quy định phải nộp 85% ngân sách dự trữ của họ vào ngân hàng trung ương Pháp, dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Tài chính Pháp. Cho đến nay, Togo và 13 nước châu Phi khác vẫn phải trả nợ thực dân cho Pháp. Các nhà lãnh đạo châu Phi từ chối điều đó sẽ bị giết hoặc trở thành nạn nhân của một cuộc đảo chính. Những người tuân theo sẽ được Pháp hỗ trợ và khen thưởng bằng cuộc sống xa hoa trong khi người dân của họ phải chịu đựng đói nghèo cùng cực trong nỗi tuyệt vọng. Vậy mà đám hậu bối được thừa hưởng thành quả cách mạng của cha ông lại phán xét cha ông rằng đó là “sai lầm lịch sử”, “đi ngược sự bảo hộ của mẫu quốc”, “đánh đuổi Pháp là đánh đuổi nền văn minh nhân loại”. Đúng là Thứ nghiệt súc vô ơn!

Ngược dòng lịch sử, ngay sau khi thành lập, Đảng ta đã lĩnh hội sứ mệnh cao cả trước dân tộc, tiến hành phát động và lãnh đạo ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945. Đây là ba cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt, từ tháng 02.1941 Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua bao chông gai, thác ghềnh, khôn khéo và kiên quyết. Ngày 16.8.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Hưởng ứng lời kêu gọi, dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng, Nhân dân ta nhất tề nổi dậy. Chưa đầy nửa tháng, Tổng khởi nghĩa đã giành toàn thắng, Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Bộ máy thống trị thực dân, phát xít và phong kiến tay sai bị lật đổ. Chính quyền cách mạng được thiết lập trên toàn quốc. Như vậy, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không phải “từ trên trời rơi xuống” và càng không phải là sự “ăn may”, “cướp công” như các thế lực thù địch rêu rao. Mà đó là kết quả tất yếu của quá trình vận động cách mạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh của Nhân dân Việt Nam. Thắng lợi đó khẳng định sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được tổ chức chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là nghệ thuật khởi nghĩa từng phần, kịp thời nắm bắt và chớp thời cơ “ngàn năm có một” để tiến lên tổng khởi nghĩa giành toàn thắng. Giá trị lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Tám rất to lớn, ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ ở Việt Nam, mà còn thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng lên đấu tranh giành độc lập.

Luận điệu cho rằng Cách mạng Tháng Tám dẫn đến “hai cuộc chiến tranh đẫm máu”, kéo lùi sự phát triển của đất nước là một sự bôi nhọ lịch sử trắng trợn. Cách mạng Tháng Tám đã đập tan chế độ áp bức, bóc lột “một cổ hai tròng” của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai, đưa dân tộc ta từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền CNXH. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám sẽ không có Điện Biên Phủ 1954, Đại thắng mùa Xuân 1975, để đất nước đạt “thành tựu có ý nghĩa lịch sử”, “chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên những chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được khẳng định, là thành viên có trách nhiệm được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, có 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, đã xây dựng được khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Điều này cho thấy, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, không một thế lực nào có thể phủ nhận giá trị và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét