Sinh viên Việt Nam với bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Sinh viên Việt Nam với bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng

NÂNG CAO Ý THỨC CẢNH GIÁC, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CHO SINH VIÊN KHI THAM GIA MẠNG XÃ HỘI

Hoa Nắng



Hiện nay, không gian mạng là không gian thứ năm, chiến trường thứ năm, miền thứ năm của quốc gia, bên cạnh vùng đất, vùng trời, vùng biển và không gian vũ trụ. “Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng” là quyền tối cao, tuyệt đối, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia đối với các vùng thông tin do Nhà nước quản lý, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng chính sách, pháp luật và năng lực công nghệ phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tiễn thế giới và trong nước cho thấy hoạt động sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, phản động ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Chúng tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính quyền. thông qua các trang mạng xã hội để liên minh, liên kết, móc nối trong ngoài, tập hợp lực lượng nhằm lật đổ chính quyền đương nhiệm không thân Mỹ tại một số quốc gia, điển hình là phong trào “cách mạng hoa nhài” hay “Mùa xuân Ả Rập” thời gian qua. Do đó, để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cần thường xuyên giáo dục nhận thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sinh viên, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Sinh viên là lực lượng đông đảo, có trình độ, nhiệt huyết, thường xuyên tham gia mạng xã hội, nếu được phát huy đây sẽ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh phản biện các luận điệu sai trái trên, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chính vì vậy, việc giáo dục cho sinh viên nâng cao nhận thức về vấn đề về chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong tình hình mới là vấn đề hết sức quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc, đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia không gian mạng trong kỷ nguyên thông tin và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm đó là các thế lực thù địch sử dụng mạng xã hội nhằm tổ chức truyền tải thông tin độc hại, bịa đặt, phát tán các quan điểm phản động, xuyên tạc, kích động thông qua việc thiết lập hàng nghìn trang website, blog, tài khoản Facebook, Zalo, trang fanpage, dịch vụ thư điện tử (email), các dịch vụ hội thoại (chat), điện thoại (VoIP), diễn đàn (forum), Twitter, MySpace,... có nội dung xấu, độc, thật - giả, trắng - đen lẫn lộn, khuyến khích mọi người, nhất là lớp trẻ trao đổi, thu nhận thông tin, bày tỏ quan điểm cực đoan, làm “nóng” các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề có liên quan đến chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền và hải đảo. Khi đã thu hút được một số lượng công chúng truy cập thường xuyên, chúng trà trộn các thông tin xấu, độc theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt, bóp méo sự thật, luận điệu phản động, sai trái cũng sẽ tăng dần. Nhiều sinh viên chỉ đọc báo mạng thông qua đường dẫn (link) của bạn bè trên mạng xã hội, dễ dàng “mắc mưu” của các thế lực thù địch, dễ bị dẫn dắt và bị động trong việc tiếp nhận thông tin xấu, độc đó là nhiều sinh viên dùng mạng xã hội đang nhầm lẫn ranh giới giữa phản biện cá nhân, nói ra chính kiến, quan điểm, sự góp ý mang tính phản biện với việc đưa ra những bình luận, phát ngôn bôi nhọ, nói xấu, tạo nên sự thù nghịch. Ngoài ra, không ít sinh viên còn lầm tưởng rằng, mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube,... không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nên họ không bị cấm hay hạn chế, không chịu trách nhiệm trong việc “tự do” đưa ra các phát ngôn, bình luận thiếu suy nghĩ, vi phạm pháp luật. Do đó, cần giáo dục cho sinh viên nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng quốc gia; tuyên truyền, giáo dục cho sinh sinh viên những quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, các Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng,… cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thường xuyên liên tục như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu trên mạng xã hội, tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm, trao đổi, lồng ghép trong các chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh,… chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự vệ khi tham gia MXH. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên giảng dạy chính trị ở các nhà trường cần lồng ghép nội dung bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong quá trình giảng dạy để định hướng và xây dựng các luận cứ khoa học cho sinh viên nhằm đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái trên không gian mạng. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông chính thống và vai trò của tổ chức Đoàn, Hội sinh viên trong định hướng nhận thức cho sinh viên.

Nâng cao nhận thức của sinh viên về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM cũng là một nhân tố quan trọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy mặt tích cực của MXH, phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của sinh viên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc, đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng của thế hệ trẻ. Trong bối cảnh mạng xã hội tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với sinh viên như hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thiết thực làm chuyển biến rõ nét nhận thức và hành động của sinh viên đối việc việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo vệ an ninh mạng.

                                                                                                                             

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét