Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI THEO TINH THẦN HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC
Hội nghị văn hóa toàn
quốc ngày 24/11/2021 đã nêu những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát huy
giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, cụ thể:
-
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các cấp ủy đảng và chính quyền về
vai trò của văn hóa và con người trong phát triển bền vững đất nước, xác định
phát triển văn hóa và xây dựng con người là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy
đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị.
- Từng bước khắc phục
các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn
kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
- Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức,
lối sống, nhân cách, tâm hồn.
- Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa
trong công tác lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở
lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất
đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng.
- Xây
dựng chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ văn hóa, văn nghệ, khoa học, phù hợp,
có trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất ở tất cả các cấp quản lý.
- Coi
trọng xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan
trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với
tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Tại
Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: Số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc
dân đi. Tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện Độc lập, Tự
cường và tự chủ. Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược
phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ
là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là
tiêu chí của phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế
bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của
tiến bộ, văn minh.
Phát biểu chi đạo tại
hội nghị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ "Mặt trận văn hoá là một
trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)" và chủ trương phát triển
văn hoá theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Trọng tâm xây dựng và
phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và
kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn
hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu
gương của cán bộ, đảng viên. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh một
trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: "Khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền
văn hoá và con người Việt Nam...".
Xây dựng môi trường
văn hoá lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu,
cái ác, phi văn hoá, phản văn hoá; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Xây
dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số,
làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối
cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh
thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hoá, sức
mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động
lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025,
2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Xây dựng con người Việt
Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp,
gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị
của quốc gia-dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá
trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm,
kỷ cương, sáng tạo. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng,
tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách
thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành Quốc gia phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI./.
Quang Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét