CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC VÀ CHẤP HÀNH KỶ LUẬT
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ
thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt
Khi nói
về giáo dục và chấp hành kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt
Tự
giác là đặc trưng rất cơ bản của Quân đội nhân dân Việt
Nghiêm
minh: cũng
là đặc trưng của kỷ luật quân đội cách mạng. Nó thể hiện yêu cầu bắt buộc mọi
quân nhân của quân đội phải chấp hành nghiêm kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
rõ: “kỷ luật cũng như pháp luật phải được thi hành từ trên xuống dưới” hoặc
trên dưới đều phải giữ kỷ luật. Vì trong quân đội ta, bên cạnh mối quan hệ bình
đẳng về chính trị, còn phải có mối quan hệ giữa chỉ huy và phục tùng, giữa dân
chủ và tập trung. Bác dùng hình tượng “quân lệnh như sơn” để nói về tính nghiêm
minh của kỷ luật quân đội. Người giải thích, quân lệnh như sơn nghĩa là lệnh
cấp trên đã ra thì phải làm, Bác phân biệt: quân đội ta là quân đội dân chủ,
nhưng dân chủ không phải là không có mệnh lệnh, không nên hiểu lầm dân chủ. Khi
chưa có quyết định thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi đã quyết định rồi thì không
được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng là để tìm cách thực hiện cho được, cho nhanh,
không phải để đề nghị không thực hiện.
Trong
các phương pháp giáo dục kỷ luật, Bác đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp nêu
gương, miệng nói tay làm. Bác viết: tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương
cho người khác bắt chước. Nếu miệng nói tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà
tự mình ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà mình thì xa hoa, lung tung
thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích. Bên cạnh đó, Bác thường chú ý nhiều
đến việc khen thưởng và xử phạt để động viên cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm
kỷ luật. Bác nói phải khen thưởng người tốt, trừng phạt người xấu. Bác lại
viết, phải nâng cao kỷ luật, giữ vững kỷ luật, những cán bộ có ưu điểm thì phải
khen thưởng, người làm trái kỷ luật thì phải xử phạt. Nếu không thưởng thì
không có khuyến khích; nếu không xử phạt thì không giữ vững kỷ luật. Thưởng
phạt nghiêm minh là cần thiết. Nói về nhiệm vụ của người tướng, Bác dạy về kỷ
luật phải thưởng phạt cho công minh. Chớ vì ưa ai mà thưởng, ghét ai mà phạt,
ai hẩu với mình thì dùng, ai trực tính nói ngay thì bỏ.
Trong
các phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục kỷ luật nói riêng, rất nhiều lần
Bác nhấn mạnh đến nguyên tắc tự nguyện, tự giác, giải thích, bàn bạc, thuyết
phục chứ không gò bó. Bác dạy cá nhân phải tự tu dưỡng, rèn luyện kỷ luật của
bản thân mình là chính.
Học tập những lời Bác dạy cán bộ, chiến sĩ chúng ta phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong học tập và công tác, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, điều lệnh, điều lệ của quân đội, quy định của đơn vị và pháp luật của Nhà nước. Hiểu rõ bản chất kỷ luật của quân đội ta là tự giác và nghiêm minh để trên cơ sở đó tự giác tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Cường Dương Thế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét