VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI HOẠT ĐỘNG MÊ
TÍN DỊ ĐOAN
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Hoa Ban
Nếu như trước
đây muốn xem bói, xem tướng, cúng bái… phải đến tận nơi gặp thầy
bói, thì giờ đây trong thời đại 4.0 chỉ cần điện thoại thông minh hoặc máy tính
là có thể nhận được lời phán của "thầy" qua các ứng dụng online, với
đủ mọi "dịch vụ tâm linh" như: bói toán, xem mệnh, phong thủy, xem tử
vi, chọn ngày đẹp, xem tuổi, tìm mộ, tìm người thất lạc, thậm chí livestream
trên mạng xã hội. Nhiều trang, hội nhóm trên mạng xã hội với chủ đề xem bói,
xem tướng, cúng bái đang thu hút tới cả trăm nghìn lượt người theo dõi mục đích
để tiếp cận đến những người nhẹ dạ, cả tin. Đây cũng là nơi dễ khiến cho nhiều
đối tượng lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, trục lợi núp bóng tâm linh.
![]() |
Cô đồng xem bói trên mạng đã bị xử lý theo pháp luật (ảnh chụp màn hình) |
Nhà nước ta
cho phép và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nhưng
nghiêm cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan nhằm đảm bảo trật tự xã hội và nếp sống
văn minh xã hội chủ nghĩa. Do đó, các cơ quan chức năng cũng đưa ra khuyến cáo,
người dân cần cảnh giác trước các dịch vụ tâm linh lợi dụng mê tín dị đoan để
trục lợi; không tin vào những đồn thổi, bói toán vô căn cứ để rồi không chỉ tổn
hại kinh tế cá nhân và gia đình mà còn làm nảy sinh tâm lý hoang mang, ỷ lại,
trông chờ vào vận may từ các loại bùa phép không có thực dẫn đến những hậu quả
khó lường. Trên thực tế, những điều tốt lành, sự may mắn chỉ đến với mỗi người khi
có tư duy tích cực, có hành động đúng đắn và lối sống lành mạnh. Việc đấu tranh
với hoạt động bói toán, mê tín dị đoan trong xã hội đã khó rồi, giờ đây lên
trên mạng xã hội còn khó hơn. Thông tin trên mạng chỉ cần vài cú nhấp chuột sẽ
lan tỏa rất nhanh, gây ảnh hưởng đến rất nhiều người trẻ, đặc biệt những người
không có năng lực tư duy phản biện.
Đối với những
người có hành vi hoạt động mê tín dị đoan dù trực tiếp hay qua mạng xã hội thì
tùy vào tính chất, mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Điểm đ khoản 7
Điều 14 Nghị định 38/2021 quy định xử phạt hành chính đối với việc tổ chức hoạt
động mê tín dị đoan như sau: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan
Điều 101 Nghị
định 15/2020/NĐ-CP quy định cấm cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục,
mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này lên đến 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó,
hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người
vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm theo quy định tại Điều
320 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ
6 tháng đến 3 năm. Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này thì có thể bị phạt tù lên đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 - 50.000.000 đồng theo Khoản 3 Điều
320 Bộ luật Hình sự.
Hiện tại, pháp
luật không quy định việc coi bói trực tiếp hay coi bói online mới vi phạm hành
chính hay cấu thành tội phạm. Bộ luật Hình sự năm 2015 còn quy định bao gồm cả
“hình thức mê tín, dị đoan khác”, vì vậy có thể hiểu dưới bất kỳ hình thức nào
cũng đều vi phạm pháp luật, dù họ có nhận tiền hay không nhận tiền của những
người xem. Những người xem bói online đều có khả năng bị xử lý như những người
thực hiện xem bói trực tiếp.
Tại khoản 2, Điều
15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo) quy định phạt tiền
từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn,
xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương
tự khác để trục lợi. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên.
Ngoài ra, Luật
An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để hoạt động tệ nạn
xã hội, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng hành nghề
bói toán còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự../.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét