- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

               

 

Tỉnh táo và đề cao cảnh giác đấu tranh luận điệu

phủ nhận giá trị cốt lõi văn hóa Việt Nam

Nghĩa Đồng

         

          Trên trang mạng xã hội nickname “Quyenduocbiet”, Trần Công Luân có bài viết “Văn hóa Việt Nam đi về đâu?”, nội dung của bài viết là những luận điệu sai trái, thiếu thiện chí, nhằm phủ nhận giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam. Dưới góc nhìn “phiến diện, một chiều”, Trần Công Luân cho rằng “văn hóa giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là nhồi sọ tuổi trẻ”. Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, phi thực tế ở Việt Nam, nhằm mưu đồ chính trị thấp hèn là phủ nhận thành quả cách mạng, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hòng thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

          Thực tiễn, dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích luỹ, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hoá riêng của dân tộc, làm nên hồn cốt của dân tộc Việt Nam; Nền văn hóa ấy là kết quả của cả một quá trình, là tinh hoa của lịch sử và thời đại, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc, lòng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hoá chung của nhân loại. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hoá trong sự phát triển của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những giá trị văn hóa tốt đẹp đó đã được nâng lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là một thực tế được cộng đồng quốc tế thừa nhận và ghi nhận, cho nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930, Đảng đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hoá của dân tộc; và năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra "Đề cương văn hoá Việt Nam", trong đó chỉ rõ "Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)", và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hoá, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, năm 1945.

          Trong cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược, với khẩu hiệu "Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá", "xây dựng đời sống mới", văn hoá Việt Nam đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", năm 1954. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cả nước ta đã tập trung vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác văn hoá, động viên và cổ vũ đội ngũ văn nghệ sĩ và những lực lượng làm công tác văn hoá phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới. Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, với tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; khẳng định vai trò to lớn của văn hóa: là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế – xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh, xây dựng nền văn hóa Việt Nam, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Nhờ vậy, sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị văn hóa, con người Việt Nam đã trở thành nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự
 Hội nghị Văn hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

          Như vậy, dù trên bình diện lý luận hay thực tế đều cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam được phát huy cao độ, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là minh chứng khẳng định quan điểm của Trần Công Luân là xuyên tạc, phủ nhận giá trị văn hóa, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hòng thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, mọi công dân Việt Nam hãy làm tròn bổn phận “con lạc” “cháu hồng” phát huy sức mạnh cội nguồn văn hóa Việt Nam, hãy tỉnh đề cao cảnh giác, đấu tranh phản bác mọi quan điểm sai trái, thù địch, phản động bằng chính sức mạnh của con người và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam, nhất là cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cần tỉnh táo, cảnh giác, nhận diện chính xác, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên trì phấn đấu, thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong giai đoạn hiện nay./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét