NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG – GÓC NHÌN KHÁCH QUAN - Kỳ 1 - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2024

NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG – GÓC NHÌN KHÁCH QUAN - Kỳ 1

 Nguyễn Lâm


Kỳ 1. KẺ RA SỨC PHỦ NHẬN NGUYÊN TẮC LÀ AI?

Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt Đảng Cộng sản Việt Nam; là quy luật phát triển của Đảng, là thứ vũ khí sắc bén để xây dựng nội bộ Đảng; là việc làm cấp thiết trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, giúp cho Đảng loại bỏ những hạn chế, khuyết điểm một cách hữu hiệu nhất, từ đó không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới.

Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất về ý chí và hành động. Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, tự phê bình và phê bình là một trong 05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Thực hiện nguyên tắc này cũng là vấn đề sống còn của Đảng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch lại cố tình phủ nhận nguyên tắc này giống như chúng đã và đang tìm mọi cách để phủ nhận các nguyên tắc cơ bản khác trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Chúng cho rằng: Tự phê bình và phê bình trong Đảng ở Việt Nam là “thổi phồng ưu điểm”, “che giấu khuyết điểm”, cốt chỉ để “tâng bốc”, “lấy lòng nhau”. Chúng hướng đến việc làm lệch lạc nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng về sự cần thiết phải thực hiện nguyên tắc này; làm hình thành tư tưởng xem nhẹ, xa rời nguyên tắc; hòng làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng…

Việc các thế lực thù địch ra sức phủ nhận nguyên tắc này thực chất là chống phá Đảng ta về tổ chức, phá hoại nội bộ Đảng, hòng gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng. Đây chính là thủ đoạn trong âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của chúng đối với cách mạng Việt Nam. Tại sao có sự khẳng định này?

 Trước hết, chúng ta cần trả lời câu hỏi “Nguyên tắc” là gì? Vốn dĩ nguyên tắc là tư tưởng và định hướng chủ đạo giúp các chủ thể thực hiện hiệu quả công việc trong một lĩnh vực cụ thể. Trong bất cứ hoạt động có mục đích nào, con người (nhất là các tổ chức) cũng cần có nguyên tắc để hướng đến sự thành công. Xa rời nguyên tắc thì hành động, việc làm của chủ thể sẽ mất định hướng chủ đạo, không đạt được mục đích đã xác định.

Nhìn từ thực tế, bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng phải có khuyết điểm, hạn chế. Nếu muốn phát triển, tiến bộ thì tổ chức, cá nhân đó phải tích cực sửa chữa khuyết điểm; phải đề ra hoặc xác định và tuân thủ những nguyên tắc chỉ đạo tư tưởng, hành động của mình. Tổ chức hoặc cá nhân phải nhận rõ được hạn chế khuyết điểm và tự giác sửa chữa. Đó là “tự phê bình”. Tổ chức hoặc cá nhân đó cũng phải tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh để tiến bộ hơn. Đó cũng là “tự phê bình”. Mọi người đóng góp, giúp đỡ để tổ chức hoặc cá nhân đó tiến bộ thực sự, đó là “phê bình”. Xa rời nguyên tắc chỉ đạo đó, tổ chức, cá nhân sẽ suy yếu. Đó là hệ quả tất yếu.

V.I. Lênin khẳng định: “Nếu một chính đảng nào mà không dám nói thật bệnh tật của mình ra, không dám chẩn đoán bệnh một cách thẳng tay, và tìm phương cứu chữa bệnh đó, thì đảng đó sẽ không xứng đáng được người ta tôn trọng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Đảng là một tổ chức chặt chẽ, do đó Đảng phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình để thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ và trọng trách lịch sử, đó là lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện mục tiêu đã xác định. Đây là một tất yếu khách quan và là nguyên tắc không thể xa rời, phủ nhận.

“Thổi phồng ưu điểm”, “che giấu khuyết điểm” là hành vi làm trái với nguyên tắc; là biểu hiện của sự phủ nhận nguyên tắc, xa rời nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường, thậm chí là sự sụp đổ, tan rã về mặt tổ chức của Đảng. Đó là cái đích mà các thế lực thù địch xưa nay vẫn cố gắng đeo đuổi vì chúng không thể từ bỏ mục tiêu trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, chúng ta đã chắc chắn biết kẻ đang ra sức phủ nhận nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng là ai!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét