Kỳ 2: Nhận diện một số biểu hiện “cách mạng
màu” ở Việt Nam và những vấn đề cần cảnh giác
Ở Việt Nam, sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đặc biệt là sau khi Việt
Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch gia
tăng với những phương thức thủ đoạn ngày càng thâm độc, quy mô lớn, tác động
tiêu cực đến đời sống an ninh xã hội. Mục tiêu của chúng là xây dựng lực lượng,
nhân tố, điều kiện và tạo ra thời cơ để tiến hành cách mạng màu gây bạo loạn,
xúi giục nhân dân biểu tình, kích động chống đối chính quyền, tìm mọi cách lật
đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng.
Thực tế, các thế lực thù địch thường xuyên thực hiện các hoạt động
tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng các video, clip cắt ghép, các
bloger trên một số báo chí nước ngoài, các trang mạng xã hội có tư tưởng chống
phá Việt Nam như: Chantroimoi media, BBC NEWS, VOA tiếng Việt, Dân Báo, RFA,… Đồng
thời chúng tuyên truyền kêu gọi cải cách chính trị để tiến tới đa nguyên, đa đảng,
phi chính trị hoá lực lượng vũ trang… Đặc biệt, chúng thường xuyên tuyên truyền
kích động các hoạt động biểu tình, phá rối trật tự an ninh - xã hội, gây bạo loạn
thông qua các sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước, lợi dụng các vấn đề xã
hội phức tạp, nhạy cảm như: tranh chấp, khiếu kiện, đình công, vấn đề tôn giáo,
dân tộc, nhân quyền tranh chấp biển đảo, tự do báo chí…
Điển hình trong những năm gần đây có các vụ biểu tình phản đối Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình năm 2016, 2017; biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu tại Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự mang bóng dáng của “bất bạo động”.
Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề thường xuyên được các thế lực
thù địch lợi dụng để kích động một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết biểu tình,
gây rối như kích động ly khai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Các luận điệu xảo trá mà chúng từng tuyên truyền
ở Tây Nguyên như “đất Tây Nguyên là của người Thượng”, kích động người dân tộc
thiểu số “đuổi người Kinh về đồng bằng” vì “người Kinh cướp đất của đồng bào
trên chính quê hương của mình”… Đặc biệt vụ việc xảy ra tại xã Ea Ktur và Ea
Tiêu, huyện Cư Kuin ngày 11/6/2023 cách đây 1 năm gây hậu quả nghiêm trọng về
tính mạng con người, ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự tại địa phương, và kéo
theo nhiều hệ lụy trong xã hội, nhất là tư tưởng của một bộ phận đồng bào DTTS
bị lung lay, mất niềm tin vào chính quyền cơ sở chính là một trong những vụ việc
nhắc nhở mỗi công dân cần thường xuyên nêu cao cảnh giác để không bị lôi kéo,
mua chuộc.
Thực tiễn các cuộc cách mạng màu đã diễn ra trên thế
giới và nhận diện một số biểu hiện ở Việt Nam cho thấy cần thường xuyên đề cao
cảnh giác trước các nguy cơ cách mạng màu để kịp thời ngăn chặn, không để gây
ra những hậu quả tiêu cực, tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân, sự ổn định
và phát triển của đất nước. Đất nước có hoà bình, ổn định thì mới có thể phát
triển, và cũng chỉ có như thế thì cuộc sống nhân dân mới được bình yên và không
ngừng được cải thiện, nâng cao. Do đó, vấn đề đặt ra là bên cạnh việc thực hiện
các biện pháp ở tầm vĩ mô của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức
năng, mỗi chúng ta cần phải luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác để không bị kích động,
lôi kéo, mắc mưu các thế lực thù địch dẫn đến hậu qủa nghiêm trọng, ảnh hưởng tới
bản thân, gia đình, xã hội và cả sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của đất
nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét