- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

 

CÁCH MẠNG MÀU - MỘT GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN THẾ GIỚI 
VÀ VIỆT NAM

         Chung Đinh

Kỳ 1: Cách mạng màu và hệ luỵ - một góc nhìn từ thực tiễn thế giới

            
    Thuật ngữ "cách mạng màu" xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XX và được bàn đến nhiều từ đầu thế kỷ XXI đến nay, đây là cụm từ để chỉ phong trào chính trị ở một số quốc gia trong những năm đầu thập niên 2000, lấy tên 1 màu sắc hay 1 cây cối, bông hoa tiêu biểu... Điển hình là Cách mạng nhung ở Tiệp Khắc (1989), Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraina (2004), Cách mạng Hoa Tulip ở Kyrgyzstan (2005), Cách mạng cây tuyết tùng tại Liban (2005), cách mạng hoa nhài ở Tunisia (2010), cách mạng hoa sen ở Ai Cập (2010), đặc biệt Mùa xuân Arab nhanh chóng lan sang các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi (2010 - 2011) tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đế đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước này...

Trong truyền thông phương Tây, cách mạng màu được miêu tả rất hấp dẫn, hứa hẹn như những cuộc cách mạng dân chủ và nhân quyền phổ biến, trong đó, người dân có quyền đòi hỏi trách nhiệm dân chủ và yêu sách đối việc quản trị của chính quyền sở tại. Tuy nhiên thực tế cho thấy các cuộc cách mạng màu trên thế giới không mang lại sự phát triển cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân mà ngược kéo lùi sự phát triển kinh tế, kéo theo khủng hoảng, thất nghiệp, nghèo đói, bất ổn chính trị, chiến tranh, chết chóc, đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn. Trong bài phát biểu thông điệp liên bang năm 2015, Tổng thống Nga Putin từng nhận xét: “Có những nước cách đây không lâu đang ổn định và khá phồn vinh ở Trung Đông và Bắc Phi, như Iraq, Lybia, Syria - đã trở thành khu vực hỗn loạn và vô chính phủ mà từ đó xuất hiện mối đe dọa đối với toàn thế giới”.

Theo các học giả, mùa xuân Arab đã biến thành Mùa đông Arab từ năm 2014 với những hệ luỵ khôn lường, đó chính là sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), gây ra tang tóc không chỉ châu Phi và Trung Đông mà cả châu Âu. Trước "Mùa xuân Arab", Tunisia là nước có nền giáo dục đứng thứ 17, nền kinh tế có sức cạnh tranh đứng hàng 40 thế giới nhưng sau “cơn bão” biểu tình, thất nghiệp tăng lên hơn 40%. Tính đến cuối năm 2020, ở Tunisia, dù thay đổi chính phủ, đất nước này vẫn lâm vào tình trạng xung đột, bất ổn trong nhiều năm kèm tham nhũng, thất nghiệp, nghèo đói. Ở Syria, cuộc nội chiến kéo dài cả thập kỷ vẫn chưa có hồi kết, khiến 600.000 người thiệt mạng, 8 triệu người trong nước ly tán và 6 triệu người phải tìm đường tị nạn ra nước ngoài, chưa kể hạ tầng bị tàn phá tan hoang. Libya bế tắc trong một cuộc nội chiến giữa các phe phái, 25.000 người đã thiệt mạng. Ở Yemen, cuộc nội chiến “ủy nhiệm” giữa người Sunni và người Shia vẫn tiếp diễn chưa thấy hồi kết, đã khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng, nhiều người chết đói.

Từ thực tiễn các cuộc cách mạng màu trên thế giới, có thể thấy điểm chung của thủ đoạn “cách mạng màu” là nhen nhóm lên những bất mãn, những đốm lửa phá hoại để tổ chức kích động, bạo loạn, lật đổ chế độ hiện tại bằng phương thức bất bạo động, có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu trong nước và thế lực bên ngoài. Trong đó, thế lực bên ngoài đóng vai trò “đạo diễn”, lực lượng bên trong giữ vai trò “thực thi”. Như vậy, có thể thấy “Cách mạng màu” là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” với mục tiêu phá hoại nền độc lập của các quốc gia, dân tộc nhằm chi phối, dẫn dắt và truyền bá văn hóa, lối sống, dân chủ và nhân quyền của Mỹ và phương Tây trên thế giới; khống chế hoặc tạo ảnh hưởng mạnh mẽ để thiết lập chính quyền chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Mỹ để củng cố vị trí siêu cường quốc số một thế giới của mình. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, mục tiêu là lật đổ vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lập ra đảng phái chính trị đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa do Mỹ và phương Tây định đoạt. Hiện nay, đối tượng của cách mạng màu hết sức đa dạng, có thể diễn ra ở nước có chế độ chính trị khác nhau, trong đó có Việt Nam.

 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét