PHÁT TRIỂN VĂN
HOÁ, HÀNH VI ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
santruonghonglinh
Mạng
xã hội tạo ra một hệ thống thông tin liên lạc rộng rãi giúp cho người sử dụng kết
nối, giao lưu, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet, từ đó tạo nên một “cộng
đồng” hình thành các mối quan hệ xã hội đa dạng của người sử dụng MXH. Trên
thực tế với những người đang có mối quan hệ tốt đẹp thường chia sẻ, động viên lẫn
nhau bằng những lời hay, hình ảnh đẹp trong mỗi lúc vui, buồn về cuộc sống,
kinh doanh, công việc của mình thông qua MXH (phổ biến là Facebook, Zalo…); qua
đó động viên, thúc đẩy lẫn nhau cùng vượt lên trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, MXH
có thể nói nó như “con dao hai lưỡi”, trong đó, đáng báo động chính là tình trạng
xuống cấp về đạo đức, những biểu hiện lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử thậm chí
là lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều cá nhân lợi
dụng MXH để đăng thông tin sai sự thật, hoặc có ứng xử thiếu văn hóa như chê
bai, bốc phốt lẫn nhau một cách thô lỗ, hạ bệ, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân
phẩm, lẫn nhau trên các trang nhóm MXH gây ảnh hưởng rất lớn đến chuẩn mực, đạo
đức lối sống, văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Đặc
biệt là trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, tội phạm mạng
sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại để tiến
hành các chiến dịch tấn công mạng, dẫn dắt dư luận trên không gian mạng…khiến
công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh của cơ quan chức năng gặp nhiều khó
khăn. Theo báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng (DCI) do Microsoft công
bố năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ văn minh thấp trên
không gian mạng.
Văn hóa
ứng xử chính là một lĩnh vực đời sống văn hóa của con người, luôn gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của lịch sử các dân tộc và toàn thể nhân loại. Dân tộc
nào cũng có văn hóa ứng xử riêng, đồng thời cũng thể hiện đặc trưng văn hóa ứng
xử chung của toàn nhân loại. Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành
Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc ra đời với mục đích tạo điều
kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá
nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong
và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia. Bộ quy tắc đã đạt được những kết quả tốt đẹp khi trở thành
“kim chỉ nam” cho các hành động, ứng xử trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau một
thời gian, một bộ phận đông đảo cư dân mạng thản nhiên làm ngược lại hoàn toàn
với những quy định được đưa ra tại Bộ quy tắc. Xuất hiện một số trang mạng, một
số cá nhân xuyên tạc lời nói, bôi xấu lãnh đạo, bóp méo cuộc kháng chiến của
dân tộc, xuyên tạc chính sách, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Một số
người dùng Facebooker, Youtuber, Tiktoker... lạm dụng quyền tự do trên mạng, ảo
tưởng sức mạnh của bản thân, đã thực hiện những hành vi ngông cuồng, trái đạo
đức, vi phạm thuần phong mỹ tục… Để hướng tới xây dựng chuẩn mực đạo đức về
hành vi, ứng xử trên không gian MXH, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực
trong các hành vi ứng xử của người dùng trên MXH, góp phần xây dựng môi trường
văn hóa truyền thông an toàn, lành mạnh, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục hoàn
thiện quy chế, quy định quản lý, sử dụng không gian mạng chặt chẽ. Quy chế quản
lý và sử dụng không gian mạng là một trong những biện pháp mạnh, có tính răn
đe, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Hai là, nâng cao ý thức,
rèn luyện hành vi đạo đức, làm cơ sở cho xác định thái độ, hành vi ứng xử văn
hóa trên MXH. Ứng xử trên MXH luôn cần có thái độ tôn trọng người khác, biết
quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, thông cảm. Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách
quan và tế nhị, tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp. Biết cách chọn bạn và quản lý danh
sách bạn bè. Trước khi kết bạn với những người mới, cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng.
Ba là, tuyên truyền,
phổ biến Luật An ninh mạng, giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung,
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng
xử khi tham gia MXH Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên
không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không
gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư
tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối của các thế lực phản động.
Bốn là, phát huy ý thức
tự giác của người dùng mạng xã hội.
Mỗi
cá nhân tự điều chỉnh lại bản thân, hạn chế tối đa việc sử dụng MXH vào các vấn
đề tiêu cực: Không lập nhóm, lập hội để nói xấu, công kích lẫn nhau; không đăng
tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của
người khác; không khai thác trái phép dữ liệu cá nhân của người khác cho mục
đích cá nhân; không “vào hùa” theo đám đông chia sẻ, nhận xét, phê bình trước một
thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc đó hoặc không có căn cứ để khẳng
định là có thật; không cổ súy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn
hóa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét