NHỮNG LUẬN CỨ ĐANH THÉP GÓP PHẦN BẢO VỆ
NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Dong Nguyen
Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền
núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn
kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”.
Kể
từ ngày thành lập, Đảng ta luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết quan hệ dân tộc phù hợp với
tình hình thực tiễn của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho từng thời kỳ.
Tại
Đại hội Đảng lần thứ I (tháng 3/1935), Nghị quyết về công tác trong các dân tộc
thiểu số nêu rõ: “Đảng Đại hội xét rằng lực lượng tranh đấu của các dân tộc
thiểu số là một lực lượng rất lớn”… và “sự miệt thị công tác trong các dân tộc
thiểu số là một lầm lỗi chính trị rất to lớn” …
Tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng tiếp tục khẳng định:
“Các dân tộc trên đất nước Việt Nam được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ,
đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc. Kiên quyết chống chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, đánh đổ âm mưu gây chia rẽ dân tộc của đế quốc và bè lũ tay
sai. Cải thiện đời sống đồng bào, giúp họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo họ tham
gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục địa phương thiểu số”.
Tháng
8/1952, Bộ Chính trị có nghị quyết về “Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng
hiện nay”.
Ngày
22/6/1953, Chính phủ ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, trong
đó khẳng định đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để
kháng chiến, kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt.
Đến
Đại hội IV (1976), Đảng ta chủ trương: “Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là
một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam… Chính
sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các
dân tộc, tạo điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc chênh lệch về trình độ kinh
tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người với dân tộc đông người; đưa miền núi tiến
kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp; làm cho tất cả các dân tộc đều có
cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc, đoàn kết giúp nhau tiến bộ, cùng làm chủ
tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đảng ta cũng khẳng định kiên trì
chủ trương: “Phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh
thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể, kết hợp phát triển
kinh tế và phát triển xã hội”.
Từ
Đại hội VII đến XII, Đảng ta đều tiếp tục khẳng định lại và bổ sung, đổi mới
trong việc đề ra chủ trương, đường lối để lãnh đạo về vấn đề dân tộc, công tác
dân tộc.
Như
vậy, qua các thời kỳ khác nhau, với những nhiệm vụ cách mạng khác nhau nhưng
quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc
luôn nhất quán quan điểm: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị
trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách dân tộc bình
đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển”, Việt Nam không ủng hộ phân biệt đối
xử giữa các dân tộc.
Ngày
12/3/2003, tại Hội nghị lần thứ 7 khóa IX, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đảng ta đã
2 lần tiến hành tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW. Lần đầu vào năm 2009, sau đó,
Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 57-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 24-NQ/TW. Lần tổng kết thứ hai vào năm 2019, sau đó, Bộ Chính trị tiếp
tục ban hành Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 24-NQ/TW, trong đó Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối cho công tác
dân tộc giai đoạn 2021 - 2030 với rất nhiều điểm mới, mang tính đột phá.
Đến
Đại hội XIII (2021), Đảng đã khẳng định chủ trương về vấn đề dân tộc, công tác
dân tộc cho giai đoạn 2021 - 2025: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực
hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính
sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sinh
kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất
là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc
thiểu số có dưới 10.000 người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ
suy giảm giống nòi”.
Ngày
23/5/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan
trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Tổng Bí thư đã phân tích và nêu rõ: một trong
những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu
xây dựng là “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”…; “Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn
sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự
nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa
các dân tộc, tôn giáo”. Trong bài viết “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn
dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”, Tổng Bí thư cũng khẳng định: “Đoàn kết là truyền
thống cực kỳ quý báu của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta mãi mãi
trường tồn và phát triển, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là đường lối chiến lược, có
ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: “Nền tảng
vững chắc của đại đoàn kết dân tộc là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ “máu thịt” giữa
Đảng với nhân dân, là niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ
ta; là sự đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, giữa cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người
theo các tôn giáo khác nhau; giữa người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài;
là đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ
trên thế giới”.
Như
vậy, hệ thống các quan điểm, đường lối vấn đề dân tộc của Đảng là mục tiêu, căn
cứ, cơ sở chính trị để Nhà nước thể chế thành Hiến pháp, pháp luật và các chính
sách dân tộc, huy động các tổ chức chính trị - xã hội cùng phối hợp thực hiện,
tạo ra sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị cùng nhau xây dựng các mối
quan hệ dân tộc tốt đẹp; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn
định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi, góp phần xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mang đặc trưng
của Việt Nam.
Trên đây là những luận cứ đanh thép, thuyết phục, có ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc; bác bỏ những luận điệu sai trái, vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng phủ nhận thành tựu bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số và lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động, chia rẽ, tạo sự bất ổn về chính trị ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét