- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

 



PHẢN BÁC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 Thái Phi

Hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo của Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, các thế lực thù địch có âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn dùng những luận điệu đã cũ, lạc lõng, không ngừng vu cáo và xuyên tạc như “Việt Nam kìm hãm, đàn áp tự do tôn giáo của nhân dân”…. Âm mưu sâu xa của chúng là muốn xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, tiến tới xoá bỏ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn Dân ta đang nỗ lực xây dựng.

Thực tế hoạt động tôn giáo của nhân dân đa dạng và tự do theo khuôn khổ hiến pháp và pháp luật chính là cơ sở quan trọng, là minh chứng thuyết phục nhất về tự do tôn giáo ở nước ta. Ngay từ những ngày đầu lập nước, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã vạch ra những chính sách đúng đắn về tôn giáo. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó có việc thực hiện “tín ngưỡng tự do, Lương Giáo đoàn kết”. Đây là quan điểm cơ bản mà sau đó đã được củng cố, phát triển xuyên suốt qua các hiến pháp sau này.

Đi vào cụ thể, Hiến pháp đầu tiên năm 1946 ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập nêu rõ “Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Sau khi đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 đã ghi “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Điều 24 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 cũng quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc lợi dung tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Quy định này góp phần tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Bức tranh toàn diện, trung thực và sống động về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước Việt Nam với tôn giáo đó được giới thiệu rộng rói cho dư luận trong và ngoài nước với việc Ban Tôn giáo chính phủ cho công bố sách trắng “Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam”.

Nhìn lại lịch sử dân tộc, trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đồng bào các tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, họ đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và đổi mới đất nước, cùng toàn dân xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, tươi đẹp. Những chủ trương cơ bản trong chính sách của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, Sách trắng… sẽ là công cụ pháp lý quan trọng trong việc triển khai trên thực tế các hoạt động nhằm tiếp tục đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho người dân Việt Nam.

Như vậy có thể thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đường hướng lãnh đạo đúng đắn, cùng với đó Nhà nước đã ban hành các công cụ pháp luật tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển và hướng tôn giáo theo con đường đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Với việc công bố sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, chúng ta đã có cơ sở quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để phản bác lại những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, đấu tranh với những âm mưu của các thế lực thù địch chống phá chủ trương đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét