- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

 NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ XÓA BỎ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ (25/11)

-Núi Hồng-


        Hiện nay vấn đề bạo lực đối với phụ nữ đang ngày càng gia tăng. Để xóa bỏ tình trạng này trên toàn thế giới, Đại Hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn về Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ ngày 18-12-1979 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3-9-1981 sau khi quốc gia thứ 20 thông qua. Đây là điều ước quốc tế quan trọng nhất và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 của Liên hợp quốc, nhấn mạnh rằng: Sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ vi phạm các nguyên tắc bình đẳng về các quyền và tôn trọng nhân phẩm; đồng thời là một trở ngại với sự tham gia của phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với đàn ông, vào đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị của quốc gia; làm ảnh hưởng tới sự thịnh vượng của xã hội và gia đình và gây nhiều khó khăn cho sự phát triển đầy đủ các khả năng tiềm tàng của phụ nữ trong việc phục vụ đất nước và loài người. Xuất phát từ lẽ đó mà xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử, bất công, nhất là tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, đã và luôn được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đặt ra. Cũng do đó mà ngày 25-11 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, với hy vọng nhiều hoạt động thiết thực sẽ góp phần thay đổi nhận thức của mỗi người, đặc biệt là nam giới. Đây được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế để tưởng nhớ 16 nạn nhân của bạo lực đã chết trong vụ ám sát vào năm 1960 tại Cộng hòa Đôminíc. Là dịp để các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp năm châu, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, dân tộc phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Tuy Liên Hiệp quốc và các nước trên thế giới đã ban hành nhiều văn kiện pháp lý và biện pháp liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. Nhưng trên thế giới tình trạng bạo lực gia đình, đăc biệt là bạo lực phụ nữ và trẻ em hồi chuông cảnh báo về sự gia tăng các hành vi bạo lực phụ nữ, trẻ em, đặc biệt vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai và sự bền vững của gia đình. Khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò, địa vị của người phụ nữ càng được mở rộng và khẳng định cả về phạm vi và mức độ, từ gia đình đến xã hội. Tuy nhiên, sự đóng góp lớn lao của phụ nữ trong việc xây dựng nên cái tế bào hạnh phúc mang tên gia đình và vào sự phát triển của xã hội, không phải ở đâu và lúc nào cũng được công nhận đầy đủ. Bởi, trong thực tế, sự phân biệt đối xử, đặc biệt là tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái - hình thức đối xử cực đoan nhất - vẫn đang tồn tại. Thậm chí, ở nhiều nơi, nó trở thành một vấn đề xã hội gây nhức nhối, đáng lên án hơn là tình trạng bạo lực đối với phụ nữ phần lớn xảy ra ngay trong gia đình. Là phụ nữ phải biết hy sinh, biết chịu đựng, biết im lặng cho gia đình “trong ấm ngoài êm”... Cái quan niệm ấy đã ăn sâu bén rễ trong cả cộng đồng và nhận thức của cả 2 giới. Để rồi, nó được mặc nhiên thừa nhận như một phần tính cách, nghĩa vụ, bổn phận, thậm chí là lẽ sống của người phụ nữ. Bởi vậy mà, kể cả khi bị bạo hành trong thời gian dài, nhiều người vẫn âm thầm chịu đựng như một “lẽ đương nhiên”; hoặc cố tình giấu giếm sợ mọi người chê cười vì “xấu chàng hổ ai”; hoặc lo sợ sẽ bạo hành nặng nề hơn nếu dám lên tiếng cầu xin sự giúp đỡ. Tình trạng bạo hành luôn đáng lên án, nhưng còn đáng sợ hơn cả tiếng chửi rủa, đánh đập là sự im lặng, thờ ơ của cộng đồng làng xóm khi cho rằng vợ chồng đánh chửi nhau là “việc trong nhà”. Thậm chí, vợ bị chồng đánh đập là “đáng” vì dám cãi chồng, không nghe lời, không chịu nhún nhường...

Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh chống bạo lực gia đình, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ là mưu cầu tiến bộ của xã hội loài người, mong muốn cuộc sống của mỗi người ngày một hạnh phúc hơn trong sự tôn trọng, thương yêu, bình đẳng. Là một trong những quốc gia sớm tham gia Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực thực hiện cam kết quốc gia bằng nhiều biện pháp đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét