- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

 


Phát huy trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong  lan tỏa thông tin tích cực trên mạng xã hội

Phú Anh

Mạng xã hội (MXH) đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu truyền tải thông tin và chia sẻ thông tin của người dùng MXH; đồng thời, MXH cũng là công cụ đắc lực giúp cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên tất cả các lĩnh vực, đã tác động sâu, rộng đến đời sống xã hội của người dân. Tuy nhiên, MXH xuyên biên giới đang bộc lộ nhiều mặt trái: Tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng MXH để nói xấu, công kích, bôi nhọ tổ chức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, thông tin sai sự thật thiếu chuẩn mực đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục đã ảnh hưởng tiêu cực, gây nhiều hệ lụy cho xã hội… Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao nhận thức, kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các thông tin độc hại, xuyên tạc, tuyên truyền lan tỏa thông tin tích cực góp phần ổn định chính trị – xã hội và thuần phong mỹ tục.

Thông tin tích cực là thông tin đúng đắn, chính xác về một sự việc, một nhân vật, một mô hình, một giải pháp hay, có ý nghĩa, có giá trị. Thông tin đó có thể gieo cho người đọc những nhận thức, tình cảm tốt đẹp; có thể thúc đẩy người tiếp nhận có suy nghĩ tích cực, từ đó có hành vi tích cực; cung cấp cho người đọc những kiến thức, nhận thức đúng đắn, phù hợp, có ý nghĩa thiết thực. Do đó, thông tin tích cực chính là các thông tin giúp củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và xây dựng dư luận xã hội tích cực… Mỗi cán bộ, đảng viên phải biết chọn thông tin tích cực để lan tỏa. Mỗi người trước khi chia sẻ phải tư duy phản biện, thẩm định, đánh giá, phân tích, đối chiếu, so sánh… khi tiếp nhận thông tin. Không phải thông tin nào được lan truyền rộng rãi, được nhiều người đọc và chia sẻ cũng là thông tin chính xác, đúng đắn. Do đó, cần thiết phải tìm cách khẳng định tính xác thực của thông tin, trước khi chọn thông tin chia sẻ cần phải luôn đặt câu hỏi: liệu thông tin có gây hiểu lầm không, hoặc thúc đẩy ai đó nhận thức sai lệch không, nên chọn thông tin tốt nhất, hay nhất, có ích nhất, ý nghĩa nhất để lan tỏa.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải biết cách lan tỏa thông tin tích cực. Có thể sử dụng tài khoản mạng xã hội hoặc trang mạng internet cá nhân của mình để chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho người khác, cho xã hội và đất nước. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng bởi hầu hết chúng ta đều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội; một số người còn có nhiều tài khoản đồng thời ở facebook, instagram, zalo, twitter… Chúng ta cũng có thể đăng trên các trang diễn đàn (trên mạng internet hoặc các nền tảng mạng xã hội), trang cộng đồng (fanpage), nhóm (group)… những thông tin mà mình có căn cứ xác thực cho là đúng đắn, chính xác để có độ lan tỏa nhanh hơn, rộng hơn, đưa những thông tin đó vào các trang, nhóm có đông người theo dõi để tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Đồng thời, tích cực giới thiệu các hình ảnh, thông tin tốt, việc làm có ích của Quân đội, Nhà trường và nhân dân địa phương…; làm lan tỏa những gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, các câu chuyện có giá trị nhân văn… Việc góp phần lan tỏa những thông tin tốt, hình ảnh đẹp… sẽ tác động đến suy nghĩ, tình cảm, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên, học viên chiến sĩ toàn trường, từ đó có thêm những hành động tích cực khác. Một vấn đề quan trọng, đó là mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, chuẩn mực khi phát ngôn, đăng tải hình ảnh, chia sẻ thông tin… trên mạng internet và mạng xã hội. Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rằng mỗi thông tin, mỗi status mình chia sẻ “có ích gì cho ai không”, chứ không chỉ “có hại gì cho ai không”. Bởi trách nhiệm của chúng ta là đồng thời phải làm lan tỏa thông tin tích cực và tìm cách hạn chế, đẩy lùi các thông tin tiêu cực, thông tin xấu độc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét