- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024


NGUYỄN VĂN CỪ - NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC CỦA ĐẢNG 

VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Danh Lương

Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Là một học sinh xuất sắc của Trường Bưởi, Hà Nội, Nguyễn Văn Cừ sớm có lòng yêu nước và hăng hái tham gia hoạt động cách mạng.

Với 29 tuổi, hơn 13 năm tham gia cách mạng, 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, hơn 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng, hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng những cống hiến của Nguyễn Văn Cừ đối với Đảng và dân tộc Việt Nam là rất to lớn. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản ưu tú, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người có tầm nhìn chiến lược về lý luận xây dựng Đảng, một tấm gương cao đẹp về đạo đức cách mạng.

Nguyễn Văn Cừ đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, cho lý tưởng cao đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của ông là một mẫu mực về phẩm chất cao quý của người cộng sản. Nguyễn văn Cừ có tinh thần say sưa học tập, rèn luyện và vươn lên không ngừng. Từ lúc còn là học sinh bước vào hoạt động cách mạng cho đến lúc hy sinh, dù không được đi học ở trường lớp lý luận chính trị nào, nhưng bằng niềm tin, nghị lực biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, Nguyễn Văn Cừ đã tự trang bị cho mình những hiểu biết sâu rộng về khoa học chính trị, trở thành Tổng Bí thư - cán bộ lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hoàn cảnh khẩn trương phức tạp thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), Đảng Cộng sản Đông Dương gặp nhiều trở lực và khó khăn. Kẻ thù luôn luôn tìm cách đàn áp, bọn trốtxkít khiêu khích phá hoại, một số cán bộ, đảng viên của Đảng bộc lộ những khuynh hướng sai lầm tả khuynh và hữu khuynh trong việc thực hiện chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng gây nên sự sai lầm trong nhận thức... Ông đã viết tác phẩm nổi tiếng “Tự chỉ trích” để làm tài liệu đấu tranh phê bình, góp phần to lớn vào củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tại Hội nghị Trung ương 5 (tháng 3/1938) nhất trí bầu làm Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trên cương vị là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, mặc dù chỉ trong khoảng thời gian 2 năm, Nguyễn Văn Cừ đã thể hiện tư chất của một lãnh tụ tài năng, sáng tạo. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Văn Cừ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, phát động cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ (năm 1936 - năm 1939) sục sôi trong cả nước, tạo ra cục diện phát triển mới của cách mạng Việt Nam, tiền đề dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tài năng và phẩm chất của Nguyễn Văn Cừ “là một trí tuệ lỗi lạc của Đảng, rất sắc sảo và nhạy bén về chính trị, lại có khả năng đoàn kết, thuyết phục anh em. Anh là một người cộng sản có phẩm chất đạo đức rất trong sáng, được mọi người kính phục” (Lời cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Lê Duẩn).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét