- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2024

 ĐẠO LÝ “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”, “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA” TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam tiếp tục ghi nhận, tôn vinh các liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng Việt Nam.

Để đền đáp một phần những cống hiến, hi sinh của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20/SL đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”; từ đó đến nay đã trở thành một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngày 27/7/1947 đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, Nha thông tin, tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ tịch chọn một ngày làm ngày “thương binh”. Sau khi cân nhắc về nhiều mặt, Hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày “thương binh toàn quốc”. Đến năm 1955, “Ngày Thương binh toàn quốc” được đổi tên thành “Ngày Thương binh liệt sĩ”.  Kể từ đó, ngày 27/7 hằng năm đã trở thành một trong những ngày truyền thống đạo lý nhân ái tốt đẹp về thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam, được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước, giữ nước.

Để ghi nhớ công lao to lớn đó, mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ - những thế hệ đang học tập, làm việc và cống hiến trên đất nước Việt Nam luôn phải khắc ghi những hi sinh, những mất mát mà thế hệ cha anh đã trải qua để mang lại độc lập, tự do, mang lại một môi trường hòa bình cho đất nước Việt Nam hôm nay. Cùng với mạnh phát triển kinh tế - xã hội, càng đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế thì việc bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc càng là vấn đề cấp thiết, trong đó có đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Ðây còn là việc làm tốt nhất nhằm giáo dục toàn Ðảng, toàn dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, xã hội càng hiện đại, kinh tế - xã hội càng phát triển thì yêu cầu về phát triển văn hóa, văn minh tinh thần càng cấp bách hơn bao giờ hết.

77 năm trôi qua, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam càng được thắp sáng trong tâm trí mỗi người Việt Nam yêu nước, trở thành phong trào của toàn xã hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với gia đình liệt sĩ, thương binh và các đối tượng chính sách, thể hiện sự trân trọng và tôn vinh những người đã hi sinh xương máu hoặc một phần cơ thể cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

Giữa những ngày “Tháng Bảy tri ân”, Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn và ghi sâu công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương, bệnh binh, những người có công với nước trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TONY TÈO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét