LỜI
BÁC DẠY NGÀY 01/7/1942 –Ninh Thảo
“Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng
tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
Bây
giờ ta thử so bì,
Ong
còn đoàn kết, huống chi là người!”
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bài thơ: “Con
cáo và tổ ong”, đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 130, ngày 017/1942.
Đây là thời kỳ chiến tranh thế giới thứ
hai bước vào giai đoạn ác liệt, ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng, dâng Đông
Dương cho Nhật, cơ hội giải phóng dân tộc đã xuất hiện, cần phải nhanh chóng tổ
chức đoàn kết tập hợp toàn dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Thông qua những câu thơ trên, Hồ Chí Minh
muốn nhắc nhở mọi người về tình yêu thương giống nòi và sức mạnh của sự đoàn kết
trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là tư tưởng bắt nguồn từ
truyền thống “lấy nhỏ chống mạnh”, nhưng được nâng lên thành phương pháp
hành động và tư tưởng chỉ đạo cách mạng.
Thực hiện lời dạy của Người, toàn thể dân
tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt
Minh tiến hành cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay
nhân dân. Tư tưởng của Người được Đảng ta vận dụng thành công trong suốt hai cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc để giành được những thắng lợi vẻ vang.
Đến nay, lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn giữ nguyên giá trị, kêu gọi mọi người dân hợp sức, đồng lòng thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay xu thế
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự cạnh tranh lợi ích giữa các quốc gia,
dân tộc ngày càng gay gắt đang đặt ra cho dân tộc ta cả thời cơ và thách thức
to lớn. Thực tế đó đòi hỏi hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc để có thể phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức
đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét