PHÁT
HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
TRONG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
Nghĩa Đồng
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống
cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược
tàn bạo và lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử
nhân loại. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân ta đã chế ngự thiên nhiên,
phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng các công trình văn hóa có giá trị lịch sử,
mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Kể
từ khi có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay, sức
mạnh đại đoàn kết của dân tộc ta được phát huy ngày càng cao hơn bởi có sự kết
hợp nhuần nhuyễn những truyền thống quý báu của dân tộc và sự định hướng khoa học
của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật phát triển của loài người và tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cách đây 92 năm, ngày 18/11/1930, ngay
sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chưa tròn một năm, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức
đầu tiên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Suốt quá trình lãnh đạo của Đảng với mỗi
giai đoạn cách mạng, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam đã có những hình thức tổ chức, tên gọi khác nhau và luôn làm tròn sứ mệnh
vẻ vang của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của
dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa và phát huy vai
trò của Hội Phản đế đồng minh và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Mặt trận Việt
Minh đã đoàn kết các tầng lớp nhân dân đứng dưới ngọn cờ của Đảng làm cách mạng
Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với vai trò Mặt trận Liên Việt (1951) đã đoàn kết
các tầng lớp nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, góp phần làm nên chiến thắng
Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, lập lại hòa bình ở Đông
Dương, đưa miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Với vai trò to lớn của
mình - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955) đã đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đóng
góp xuất sắc vào công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam; đồng
thời cùng với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Liên minh các lực lượng
dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam động viên quân và dân cả nước theo lời
kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
chiến đấu, hy sinh làm sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình “đánh cho Mỹ cút, đánh
cho ngụy nhào” với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa Xuân
1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng
dân tộc, dân chủ, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (được thống nhất vào tháng 2/1977 từ 3
tổ chức Mặt trận của cả hai miền Nam - Bắc trước đây) đã kế tục và phát huy vai
trò lịch sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, vận dụng sáng tạo chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Đại đoàn kết
toàn dân tộc, ra sức vận động nhân dân hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đưa nước Việt Nam ra khỏi tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu được bạn bè và các tổ chức quốc tế đánh giá cao, trở thành
thành viên tích cực của Liên hiệp quốc, cộng đồng ASEAN và nhiều tổ chức quốc tế
khác trên thế giới.
Ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc
tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết định lấy ngày 18/11 hàng
năm làm ngày tổ chức ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư nhằm tiếp tục xây dựng,
củng cố và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam và
nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.
Để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ
thống chính trị, các cấp, các ngành toàn xã hội đối với việc xây dựng, củng cố
và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới. Muốn vậy,
phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là
sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc
phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các tầng lớp, giai
cấp và các thành phần trong xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng việc không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc đã
trở thành một trong những bài học kinh nghiệm quý báu, vấn đề chiến lược, có ý
nghĩa quyết định thành công của cách mạng. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay, bài học kinh nghiệm này vẫn còn nguyên giá trị và cần tiếp tục
phát huy mạnh mẽ để khơi dậy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, thực hiện thắng
lợi công cuộc đổi mới, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; xây dựng đất nước hùng cường và giàu mạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét