- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

NHẬN DIỆN RÕ “BẤT TUÂN DÂN SỰ”, ĐỀ CAO CẢNH GIÁC, ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY.

                                                                                                            An Nguyễn history 

         

        Bất tuân dân sự là một hành động bất hợp pháp, được thực hiện một cách công khai, không mang tính bạo lực và thực hiện một cách cố ý, trong khuôn khổ pháp quyền và với ý định phản kháng hoặc phản đối một số luật, chính sách hoặc quyết định của chính phủ hoặc một số công chức của chính phủ . Ở nước ta, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề này nhằm kích động, tạo thành mâu thuẫn đối kháng giữa người dân với chính quyền, từ đó hình thành các phong trào phản kháng Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. “Bất tuân dân sự” tại Việt Nam hiện nay có xu hướng phát triển thành phong trào, trở thành nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.

          Thông qua việc từ chối tuân theo hoặc cản trở việc thực thi pháp luật, gây áp lực đối với Nhà nước, các đối tượng thực hiện “Bất tuân dân sự” nhằm mục đích cuối cùng là vô hiệu hóa hoạt động của chính quyền, tiến tới lật đổ nhà nước, thay thế bằng một chế độ chính trị mới theo mô hình của chủ nghĩa tư bản. Để che dấu mục đích đó, các thế lực thù địch thường che đậy, ngụy trang dưới những vỏ bọc khác nhau, như: Tụ tập, tuần hành nhằm “phản kháng ôn hòa”, “phản kháng bất bạo động”, “biểu tình ôn hòa”. Đối với Việt Nam, chúng triệt để lợi dụng các vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, “dân tộc, tôn giáo” hoặc lợi dụng các sự kiện chính trị - xã hội phức tạp, nhạy cảm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người để lôi kéo, kích động, thu hút đông đảo người dân tham gia các hoạt động, như: “Bất tuân cưỡng chế” của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Nông, Gia Lai…; “bất tuân” để phản đối Điều 60 – Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật An ninh mạng, Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu, năm 2018); các hình thức “bất tuân” phản đối trả phí BOT giao thông; từ chối đóng góp các quĩ phúc lợi xã hội; tẩy chay hàng hóa nước ngoài; đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường, chống đối các biện pháp phòng, chống Covid-19… thực chất là để thực hiện “Bất tuân dân sự” nhằm chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Đáng chú ý, trong vấn đề “bất tuân” liên quan đến lĩnh vực đất đai, số đối tượng cầm đầu khiếu kiện, chống đối lợi dụng các vụ việc tranh chấp phức tạp để kích động người dân phản ánh chính quyền thông qua các hoạt động với các mục đích chính trị, như: Tẩy chay bầu cử, từ chối đi bầu cử, không tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức. Nguy hiểm hơn, các thế lực phản động đòi “xét lại” chính sách công hữu về đất đai của Nhà nước, các đối tượng phản động, cực đoan lợi dụng các vụ kiện của người dân về đất đai để tạo cớ, kích động các hoạt động chống đối chính quyền.

          Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “bất tuân dân sự” của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta trong tình hình hiện nay là yêu cầu bức thiết đối với từng công dân. Cần nhận thức sâu sắc rằng, đây là thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của Việt Nam. Vì vậy, mỗi người khi tham gia mạng xã hội cần tỉnh táo, phân biệt rõ đúng sai, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, từ đó nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, đặc biệt là an ninh trên không gian mạng, cùng cả nước phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét