GIỮ VỮNG NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO CÂY TRE - KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH PHẢN BÁC
LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
` Sự kiện ngày 30/10/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là vị khách nước ngoài cấp cao đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau thành công của Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện mối quan hệ truyền thống, đoàn kết, gắn bó lâu dài giữa hai quốc gia; làm sâu sắc sự tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nhà nước, làm phong phú nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam.Tuy nhiên, nhân sự kiện trên, BBC và Việt Tân như thường lệ đã có những luận điệu bôi nhọ nhằm kích động sự chia rẽ giữa hai dân tộc. Chúng đăng tải rất nhiều các bài viết trên mạng xã hội với nhiều các luận điệu xảo trá, tung ra “thuyết âm mưu” để xuyên tạc mục đích, ý nghĩa lớn lao của chuyến thăm đặc biệt này. Thực chất đây là âm mưu nham hiểm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, nhằm tán dương, cổ súy cho tư tưởng "bài Trung", "thoát Trung" hay thân Mỹ.
Chúng ta đều biết, Việt Nam
và Trung Quốc là hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông, có nhiều điểm tương
đồng về văn hóa. Dù trong chiều dài lịch sử đã trải qua nhiều biến cố thăng
trầm, nhưng tình hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Nhân dân hai nước không ngừng
được bồi đắp qua nhiều thế hệ và vẫn luôn là dòng chảy chính để cùng hợp tác,
phát triển. Truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt
Nam là trọng tình, trọng nghĩa, yêu chuộng hòa bình với quan điểm “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “môi hở răng lạnh”.
..Việt Nam cần hoà bình, ổn định để phát triển, cần thị trường 1,4 tỷ dân để
xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản...của Việt Nam sang Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc cũng cần thị trường gần
100 triệu dân và đang phát triển nhanh và bền vững như Việt Nam. Dù còn một số
khác biệt nhưng rõ ràng là Việt - Trung không thể đối đầu nhau mà phải nương
tựa vào nhau để phát triển. Việt Nam độc lập, tự chủ, chủ động trong quan hệ
ngoại giao chứ không bao giờ lệ thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững “ngũ tri” và luôn “biết mình, biết người”, xác
định được đúng vị trí của mình trong quan hệ với các nước là một nguyên tắc cơ
bản và xuyên suốt trong ứng xử ngoại giao của Người. Nhận thức được vai trò và
vị thế Việt Nam là một nước nhỏ, Người vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp tư duy
phương Đông về “Ngũ tri” (năm cái biết - biết mình, biết người, biết thời thế,
biết dừng và biết biến) trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ với
các nước lớn.
Thực tiễn trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của tổ tiên ta, cha ông ta bao đời đã rất tinh
tế, mềm dẻo, uyển chuyển khi hiểu rõ dù đến hàng triệu năm sau thì dân nước Nam
ta và Trung Quốc vẫn sẽ là hàng xóm láng giềng, đó là điều không bao giờ thay
đổi. So với Trung Quốc từ xưa đến nay, cả thế và lực họ mạnh hơn ta trên hầu
hết các lĩnh vực ngoại trừ lòng yêu nước. Vậy nên lịch sử đánh thắng các triều
đại Trung Quốc trong lịch sử cha ông ta vẫn cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thảo
cho chúng về nước, cử sứ thần qua hòa hiếu
với chúng. Không phải là chúng ta nhu nhược mà đó là vì tiền nhân lấy đại cục
làm trọng nên đem đại nghĩa để đối trọng với hung tàn, lấy chí nhân để thay
cường bạo. Mục đích cuối cùng là thái bình cho Tổ quốc, vì cuộc sống của bách
tính nước Việt mà thôi.Vì sách động binh đao, gây thù chuốc oán không phải là
hồng phúc cho muôn dân trăm họ. Cho nên dù muốn hay không thì Việt - Trung mãi
mãi là hàng xóm láng giềng, không thể tách rời lãnh thổ, lãnh hải được. Bài học
của chúng ta là phải sống hòa bình với các nước láng giềng, bởi đây là “phên
dậu” vững chắc giữ nước ta từ sớm khi nước chưa nguy.
Việt Nam thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong chính sách ngoại giao, đó là "ngũ tri", ngoại giao cây
tre. Cây tre Việt Nam vẫn đứng thẳng, cành uyển, thân chắc, gốc vững vàng. Việt
Nam không chọn phe, chỉ chọn lẽ phải, chân lý. Do vậy nhiều nước lớn lại buộc
phải quan hệ tốt với Việt Nam. Đó chính là sự sáng suốt trong đường lối đối
ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay. Tạo môi trường hoà bình, tranh
thủ thời cơ và vận hội để phát triển đi lên ngày càng phồn vinh, để phát triển
đất nước đó là vấn đề của mục tiêu ngoại giao Việt Nam hướng tới. chúng ta cần cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, kiên quyết bác bỏ những luận điệu sai trái, góp phần bảo vệ, giữ vững mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét