NHẬN DIỆN - KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

NHẬN DIỆN

CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC LUẬN ĐIỆU LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ PHÁ HOẠI SỰ ỔN ĐỊNH CỦA ĐẤT NƯỚC

Đông Trần – Sông Hàn

Thời gian qua, lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động, xâm phạm lợi ích kinh tế, phá hoại sự đoàn kết nhằm gây chia rẽ giữa các dân tộc của một số giáo chức ở một vài địa phương đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thêm phức tạp, gây bức xúc cho người dân.

Điều này được thể hiện đó là: Một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, chúng nêu các vấn đề như “nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo, dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” hay là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; Thậm chí, chúng còn trắng trợn phê phán, xuyên tạc “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “là bước thụt lùi về tự do tôn giáo”.v.v

Đây đều là những vấn đề không mới nhưng hết sức nguy hiểm, bởi nếu những ai không hiểu, không nắm vững về quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo; không nắm được các quy định của luật pháp về hoạt động tôn giáo sẽ dẫn đến sự hiểu sai, nhận thức không đúng, từ đó dễ bị kẻ xấu lợi dụng để tuyên truyền, kích động làm những việc sai trái gây tổn hại cho chính mình và cho xã hội.

Đơn cử về một số thủ đoạn của bọn phản động trong và ngoài nước thường xuyên tạc, bịa đặt, vu khống đó là: Mỗi khi có “đối tượng” vi phạm pháp luật và bị xử lý (bắt, giam giữ, truy tố, tù giam), chúng thường có phản ứng quyết liệt để bênh vực, bảo vệ như: Phản đối, lên án ta đàn áp tôn giáo, yêu cầu ta phải trả tự do cho những người mà họ gọi là “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân lương tâm”.

Để rộng đường dư luận, và để kiểm chứng cho hoạt động tôn giáo ở nhiều nước trên thế giới thế nào, chúng ta có thể lấy một số dẫn chứng, chứng minh vấn đề hoạt động tôn giáo có phải tuân theo pháp luật ở mỗi quốc gia không? Ví dụ như: Luật của Cộng hòa Pháp quy định: “Các nghi lễ, các cuộc rước tôn giáo tiến hành bên ngoài khu vực nhà thờ và việc kéo chuông phải tuân theo những quy định của chính quyền tỉnh, thành phố”. Luật pháp Cộng hòa Bỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với những giáo sĩ có hành vi và lời nói xúc phạm tới Chính phủ, luật pháp, sắc lệnh của nhà vua cũng như đối với các hoạt động của chính quyền. Ở Đức, các giám mục Thiên chúa giáo khi nhậm chức phải tuyên thệ: “Tôi xin thề và hứa sẽ tôn trọng Chính phủ hợp hiến. Chiểu theo nghĩa vụ phải quan tâm tới lợi ích của Nhà nước Đức trước bất kỳ sự gì khả dĩ tác hại tới lợi ích đó”. Như vậy rõ ràng, bất kỳ tôn giáo nào muốn hoạt động cúng đều phải tuân theo những hướng dẫn, quy định của luât pháp nơi sở tại.

Vậy ở Việt Nam thì sao? Có thể thấy Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.Từ năm 2003, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo với khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến năm 2020, đã có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, khoảng 26,5 triệu tín đồ, sinh hoạt tôn giáo ở 29.660 cơ sở thờ tự. Về chức sắc, năm 1990, nước ta có khoảng 38 nghìn chức sắc, nhà tu hành, đến nay tăng lên 61,2 nghìn chức sắc, 147,1 nghìn chức việc (tổng số chức sắc, chức việc khoảng 208,3 nghìn), trong đó tăng nhanh và nhiều nhất là chức sắc Phật giáo và đạo Tin lành.

Với 56 cơ sở đào tạo của các tôn giáo hiện có (gấp 3 lần so với năm 1990), cùng với nhiều hình thức đào tạo đa dạng, linh hoạt, tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn, cả ở trong nước và ở nước ngoài (đối với các tôn giáo ngoại nhập, có quan hệ quốc tế như Công giáo, đạo Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo) nên hàng ngũ chức sắc, chức việc tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được đào tạo bài bản, nâng cao trình độ và uy tín, vai trò, ảnh hưởng đối với quần chúng tín đồ, không chỉ trong đời sống tinh thần mà cả trong đời sống xã hội.

Trước các luận điệu phản động trên, mong rằng mỗi người dân chúng ta cần tỉnh táo, không để kẻ xấu lợi dụng để giật dây, làm tay sai không công cho các thế lực thù địch, dẫn đến vi phạm pháp luật. Hãy sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét