- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2024

 


KHẮC GHI LỜI DẠY CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỀ CHỐNG CHẠY CHỨC, CHẠY QUYỀN, CHẠY ĐỊA VỊ, CHẠY CHỨC TƯỚC

Quê hương

          Trong tác phẩm, "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát: chạy chức, chạy quyền, chạy địa vị, chạy chức tước, chạy bằng cấp đều là “một loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, là loại biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, đây là những hành vi “lấy tiền tài, của cải, vật chất do người khác “biếu xén”, “cho, tặng”, hối lộ,... với động cơ không trong sáng”. Những hành vi, hiện tượng đó là tham nhũng vì đều là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi”, vi phạm kỷ luật của Đảng, gây hại cho Đảng, Nhà nước, nhân dân, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, cần phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn. Và bệnh "chạy" không chỉ lũng đoạn, tha hóa người đứng đầu, mà còn làm suy giảm niềm tin, động cơ phấn đấu tiến bộ của những cán bộ chân chính. Vấn nạn này không chỉ là tham nhũng quyền lực mà còn nguy hại hơn rất nhiều lần hành vi tham nhũng vật chất bởi lẽ về lâu dài sẽ làm băng hoại cả hệ thống chính trị, tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, đấu tranh loại bỏ căn bệnh này “là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực”.

          Để hướng tới mục tiêu “không thể chạy, không dám chạy, không cần chạy và không muốn chạy”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế”. “Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”. Cùng với đó, yêu cầu “công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện tiên quyết để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị “tha hóa”. “Các cấp ủy, tổ chức đảng phải đặc biệt chú trọng quan tâm làm tốt công tác cán bộ; phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người … đã vướng vào tham nhũng”; chúng ta phải kiên quyết, kiên trì, với quyết tâm chính trị cao nhất, “không khoan nhượng”, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, không được phép “chùn chân”, “mỏi gối”, chỉ có tiến không có lùi, không thể đảo ngược”.

Khắc ghi lời dạy của Tổng Bí thư, yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên: “quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng quyền lực”; từ đó đề cao trách nhiệm trong tu dưỡng rèn luyện lối sống văn hóa, nói đi đôi với làm, nêu cao tự phê bình và phê bình, luôn “tự soi, tự sửa”, gương mẫu thực hành cần, kiệm, liêm, chính trong công tác… đặc biệt là rèn luyện bản lĩnh chính trị; chú trọng rèn luyện bản lĩnh dám thừa nhận cái yếu, cái hạn chế của bản thân để khắc phục vươn lên, bản lĩnh dám thừa nhận và khẳng định cái đúng cái tốt và thành tích của người khác để động viên họ, khích lệ họ tiếp tục cống hiến. Mỗi cán bộ, đảng viên tích cực đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo cơ sở vững chắc để người cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất cách của mình trước mọi ham muốn, cám dỗ; tạo sự “đề kháng” tốt nhất trước sự xâm hại của chủ nghĩa cá nhân. Coi đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục, bồi dưỡng bản thân cả về phẩm chất, năng lực cũng như tác phong công tác. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và danh dự của cán bộ, đảng viên để hình thành văn hoá không chạy chức, chạy quyền, xây dựng thái độ sống trách nhiệm, phân biệt phải, trái, đúng, sai, không thờ ơ với những vấn đề bức xúc của xã hội; dám ủng hộ, bảo vệ cán bộ và dám phê bình cán bộ, bảo vệ nguồn cán bộ có tài có đức, khắc phục tư tưởng cầu an, ngại đấu tranh, “dĩ hòa vi quý”… trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta.

 

                                                                  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét