CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU “LY GIÁN KẾ” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Hoa
Ban
Trong 36 kế của
binh pháp
Tôn Tử,
Ly gián kế là kế
thâm hiểm
và dễ dùng nhất. Ly gián kế
hay còn gọi
là kế
phân hóa,
chia rẽ, chia cắt, gây
mất đoàn kết
và điều này dường như được các thế lực thù địch ráo riết vận dụng để chống phá,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta hiện nay, mà phương thức chủ đạo nhằm
thực hiện âm mưu “ly gián” chính là xuyên
tạc, bóp méo, thậm chí phủ nhận chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về vấn đề dân tộc. Từ đó tạo nên sự mâu thuẫn và chia rẽ trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam. Trọng điểm của sự chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc là ở các địa bàn: Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, vùng có đông đồng
bào theo đạo, v.v. Ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch đã sử dụng tổ chức FULRO
tuyên truyền, xuyên tạc, rằng “Tây Nguyên là của người Thượng”, “Đồng bào dân
tộc ở Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người Kinh về xuôi”, v.v. Ở Tây Bắc,
chúng dựng lên cái gọi là “Vương quốc Mông” để làm cái cớ chia rẽ đồng bào các
dân tộc anh em. Chúng vận động đồng bào Mông về “một miền đất hứa” mọi người sẽ
được “ban sức khỏe, hạnh phúc, không làm cũng có ăn, sự giàu sang và phú quý”,
“Những người Mông đến đây sẽ được chúa trời giáng trần cứu thế”,… những luận điệu
và hoạt động đó gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn.
Là một người con
của đồng bào Mông sinh ra và lớn lên giữa những mỏm đá chênh vênh của núi rừng Tây
Bắc huyền thoại với điệu múa khèn đã trở thành truyền thống – nét văn hóa tiêu
biểu mà bất kỳ lữ khách nào khi có dịp đến thăm đều không thể bỏ qua; được thừa
hưởng cuộc sống thanh bình và những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước
mang lại. Có lẽ giống như bao người khác trên dải lụa hình chữ “S” thân thương
này, tôi hiểu rằng: Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống, kề vai sát cánh với nhau, “chung
lưng đấu cật” trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, qua hàng ngàn năm
lịch sử. Đồng bào các dân tộc ở nước ta vốn có truyền thống đoàn kết lâu đời,
đoàn kết trong đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ và trong xây dựng đất nước.
Đảng
và Nhà nước Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết
các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ
bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
giúp nhau cùng phát triển”, coi đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
sự thành công của cách mạng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia
Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu
Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng
nhau, no đói giúp nhau”.
Kế
thừa tư tưởng đó, trong tất cả các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là thời kỳ đổi
mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát
triển”. Quan điểm về sự bình đẳng giữa các dân tộc còn được thể hiện nhất quán
trong Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam. Điều 5, Hiến pháp Việt Nam năm 2013
khẳng định rõ: “1. Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc
gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản
sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của
mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.
Những thành tựu của chính sách dân tộc của Việt Nam là
không thể phủ nhận. Đơn cử như trong lĩnh vực giáo dục, theo thống kê: Hệ thống
trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh,
thành phố, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số được học tập, ăn ở tại trường,
củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, đã có nhiều lớp học,
phòng phục vụ học tập được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới. Hiện nay, đã có 316
trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố, với 109.245 học sinh,
trong đó, có khoảng 40% số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng
giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng được nâng lên qua
từng năm học. Trường phổ thông dân tộc bán trú đã được thành lập ở 28 tỉnh, với
quy mô 1.097 trường và 185.671 học sinh. Tỷ lệ học sinh bán trú hoàn thành cấp
tiểu học đạt 98,9%; cấp trung học cơ sở đạt 92%. Có 15,2% số trường phổ thông
dân tộc bán trú được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Cổ nhân có dạy, “phàm chiêu phá chiêu, thế phá thế”. Ly gián kế tuy là chiêu hiểm
độc nhưng không phải không có khắc tinh. Khắc tinh của ly gián kế chính
là cái trí và sự chân thành.
Chính vì vậy, chúng ta, nhất là những người con của đồng bào các dân tộc ít
người cần nhận thức đúng đắn chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề
dân tộc, tỉnh táo để nhận diện âm mưu chống phá của những cá nhân và tổ chức
phản động, tăng cường đoàn kết để xây dựng quê hương giàu mạnh, đất nước của 54
dân tộc anh em ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét