CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ LÊ VĂN DUYỆT
Ngọc Bích
Môi trường hòa bình, thống nhất, độc lập, tự chủ phát
triển với những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, đã và đang tạo
ra những thời cơ, vận hội mới cho đất nước ta thực hiện hai chiến lược của cách
mạng trong xu thế hội nhập. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển toàn
diện con người Việt Nam XHCN thời kỳ đổi mới trong đó bao gồm cả sự phát triển nhận
thức về lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, trong một thế giới đầy biến động phức tạp với
lượng thông tin đa chiều, phong phú, đa dạng, không ít người dân Việt Nam, nhất
là những thanh thiếu niên trẻ tuổi đang có cái nhìn “lệch chuẩn” về những nhân
vật lịch sử gắn với các triều đại lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nhân vật được đề cập là Lê Văn Duyệt, vị đại thần
triều Nguyễn, người có công (cùng với Lê Văn Thành) giúp Nguyễn Ánh thắng quân
Tây Sơn, thành lập vương triều nhà Nguyễn, thời gian gần đây đang được thần
thành hóa công trạng có nên hay không? Lịch sử cần có cái nhìn khách quan,
trung thực, không vì bất kỳ sự tác động nào để làm méo mó và lệch lạc bản chất
vốn có của nó. Nghĩa là lịch sử là những gì nó đã diễn ra không bôi hồng hoặc
tô đen lịch sử. Thật ra, Lê Văn Duyệt là người có công hay có tội? Nếu xét về
công, ông là người có công. Lịch sử không chối cãi công lao của ông. Ông từng
làm Tổng trấn Gia Định. Lê Văn Duyệt còn có công dâng sớ đề xuất vua Minh Mạng
cho đào kênh Vĩnh Tế để trị thủy thuộc Gia Định. Ông cũng đã thực hiện chính
sách trị an tốt, có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở… Không phải
vì thế mà nhiều nhà báo cho rằng Lê Văn Duyệt có công mở mang bờ cõi là hoàn
toàn không có cơ sở, trái với sự thật lịch sử. Lãnh thổ Việt Nam cơ bản có được
như ngày hôm nay là công lao to lớn từ thời vua Quang Trung chứ không phải là
do Lê Văn Duyệt mở rộng lãnh thổ. Nếu nói công lao đem ra so sánh với Lễ Thành
Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người có công xác lập và phát triển mảnh đất Sài Gòn -
Gia Định năm 1698, thì Lê Văn Duyệt còn kém xa. So sánh với các lãnh đạo Việt
Nam thời đại Hồ Chí Minh, những người đã biến Sài Gòn từ một đô thị nhỏ bé,
kinh tế chủ yếu dựa vào người Mỹ mà to đẹp như hôm nay thì ông càng không có
“cửa”. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có diện tích lớn hơn gấp 30 lần so với đô
thị Sài Gòn trước năm 1975. Cho nên nếu xét về công trạng thì Lê Văn Duyệt có
công nhưng trong phạm vi không gian nhỏ hẹp, quanh Sài Gòn - Gia Định. Ngược
lại, Lê Văn Duyệt có tội với dân tộc Việt Nam không? Xin thưa là có. Tội thứ
nhất, Lê Văn Duyệt theo Nguyễn Ánh từ những ngày đầu. Sau khi bị quân Tây Sơn
đánh bại, Nguyễn Ánh chạy sang thần phục Xiêm La từ 1783-1785, Lê Văn Duyệt
cũng có hai lần cùng Nguyễn Ánh sang Xiêm, phục quỳ dưới gót chân của vua Xiêm,
cầu Xiêm mang quân đánh Tây Sơn nhưng khi quân Xiêm vào miền Nam lại cướp bóc,
hãm hiếp người dân Việt. Tội thứ hai, sau khi quân Xiêm bị quân Tây Sơn đánh
tan tác, Nguyễn Ánh cầu cứu Bá Đa Lộc, ủy thác cho Bá Đa Lộc cầu Pháp đánh Tây
Sơn và hiệp ước Hiệp ước Versailles năm 1787 được ký kết giữa hầu tước
Montmorin đại diện cho vua nước Pháp Louis XVI với Pigneau de Behaine (Bá Đa
Lộc). Nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp để
Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh nhà Tây Sơn. Do nhiều yếu tố, đặc biệt
là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước
Versailles 1787. Tuy nhiên Hiệp ước Versailles vẫn trở thành một di họa đối với
Việt Nam. Sau này, Pháp dựa vào hiệp ước để lấy cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất
và xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Trong việc này Nguyễn Ánh tội mười phần thì
Lê Văn Duyệt cũng có tám phần. Tội thứ ba, sau khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn, Lê
Văn Duyệt là trợ thủ đắc lực đàn áp nhân dân chống lại lao dịch, thuế khoá nặng
nề do chính sách của Gia Long. Gia Long qua đời, Lê Văn Duyệt không phục vua
Minh Mạng, đi ngược chính sách triều đình, chủ trương thân thiện với người
Pháp, Anh, cổ súy cho việc truyền bá đạo Công giáo, cố ý ly khai khỏi Đại Nam...
Cha ông ta từng dạy "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", trước năm 1975 ngụy
Sài Gòn vinh danh Lê Văn Duyệt, lấy tên ông đặt tên đường. Sài Gòn, Gia Định có
hai đại lộ mang tên Lê Văn Duyệt. Đại lộ Lê Văn Duyệt của Đô Thành Sài Gòn hiện
nay là đường Cách Mạng Tháng Tám; đại lộ Lê Văn Duyệt của tỉnh Gia Định cũ nay
là đường Đinh Tiên Hoàng. Gia Long, Lê Văn Duyệt cầu ngoại bang cũng như ngụy
Sài Gòn là con đẻ của Pháp, Mỹ. Nghĩa là giữa họ có mối liên hệ “đồng bệnh
tương lân”, “đồng khí tương cầu” - đều bán nước, làm tay sai cho ngoại bang. Vì
thế ‘nhìn vào bạn để biết mình”, ngụy tôn vinh vua Gia Long và Lê Văn Duyệt là
tự mình rửa mặt cho mình.
Ngày 14/8/1975, cả hai con đường mang tên Lê Văn Duyệt
đều bị đổi tên. Qua đó cần nhận thức đúng đắn về nhân vật gắn với Lịch sử dân
tộc Việt Nam không phải chúng ta cực đoan, không tôn vinh Lê Văn Duyệt mà chính
lòng tự tôn dân tộc, dòng máu chính thống con Lạc cháu Hồng không cho phép chúng
ta vinh danh kẻ bán nước cầu vinh. Đã thế đến nay, Lê Văn Duyệt bỗng dưng hóa
thành đại anh hùng dân tộc, được ca ngợi như một vị thánh là không đúng. Vì
nhân vật vua Gia Long, Lê Văn Duyệt...chỉ là những viên đá ném ra để dò đường
của các thế lực thù địch, cái đích xa hơn mà chúng muốn đạt được là rửa mặt cho
ngụy Sài Gòn, rửa mặt cho những Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu…Lê Văn Duyệt
được thần thánh hóa, được tổ chức giỗ linh đình đến 3 ngày có lẽ không nên. Bởi
công tội của ông vẫn đang gây tranh cãi, không thể xem ông ta hơn cả những anh
hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí
Minh, Võ Nguyên Giáp...? Lê Văn Duyệt không xứng được nhận lễ nghi tôn kính bậc
nhất Việt Nam như thế. Cần nhận thức đúng, tôn trọng lịch sử sống đúng hiện tại
để hướng tới tương lai tốt đẹp, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, phát triển./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét