PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, BÓP MÉO VỀ QUAN ĐIỂM ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN
Hoa Lê
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của đất
nước, tài sản đặc biệt của nhân dân. Trong quá trình phát triển của đất nước, dù
gặp rất nhiều khó khăn trong chiến tranh nhưng chính sách, pháp luật về đất đai
luôn được sử đổi bổ sung, có nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu
thực tiễn, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất hợp
lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây là quan điểm xuyên suốt của Đảng
và Nhà nước được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng được cụ thể hóa
trong Hiến pháp và pháp luật về đất đai nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của người
dân, doanh nghiệp và Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, "tấc đất, tấc vàng",
cũng chính bởi giá trị rất lớn của loại tài sản đặc biệt này đã khiến đất đai
luôn là một vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, dễ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện,
có khả năng gây ảnh hưởng tới ổn định chính trị - xã hội. Chính vì vậy, trong
nhiều năm qua, các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị, thiếu thiện
cảm với Đảng, Nhà nước Việt Nam đã coi việc xuyên tạc các chủ trương, chính
sách, các sự kiện liên quan đến đất đai, như một trong những phương cách hàng đầu
trong chiến lược kích động, gây rối và chống phá chế độ ở nước ta. Mục đích của
chúng là để thu hẹp, tiến tới loại trừ vai trò của Nhà nước trong công tác quản
lý đất đai. Lâu dài là nhằm làm thay đổi bản chất xã hội, đánh chệch hướng xã hội
chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng.
Như mọi khi, các thế lực thù địch, thiếu thiện
chí lại tiếp tục những luận điệu xuyên tạc, bóp méo như: “Đất đai ở Việt Nam cứ
5 năm đổi chủ một lần”, “Vướng mắc đất đai tước đi cơ hội của người nông dân”,
“Gốc để sửa đổi Luật Đất đai là công nhận quyền tư hữu về đất”, “Kêu gọi cải
cách Luật đất đai tại Hội nghị Trung ương 5 có thành sự thật?”…Đây là những luận
điệu phổ biến trên các trang báo, mạng xã hội thiếu thiện chí ở Việt Nam như RFA,
Việt Tân, BBC Tiếng Việt… Tần suất công kích, xuyên tạc về chính sách đất đai của
Việt Nam từ các thế lực phản động, thù địch tăng gấp nhiều lần khi Nghị quyết
18 – NĐ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành
nước phát triển có thu nhập cao" được ban hành. Đây là những cách thức
không mới của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam. Nhiều năm
qua, những gì Việt Nam làm tốt thì thường xuyên bị xuyên tạc, hạ thấp. Những gì
bị coi là khuyết điểm, sai sót thì bị xoáy vào. Những gì làm đúng, không thiếu
sót thì bị xuyên tạc để dẫn dắt dư luận và cộng đồng quốc tế hiểu sai. Đó là những
đòn phản ứng xưa nay của các thế lực thù địch chống đối Đảng và Nhà nước ta.
Cũng dễ hiểu thôi, vì đất đai liên quan đến chủ quyền quốc gia, là không gian
sinh tồn của quốc gia, quyết định đến sự phát triển KTXH.
Trong khi các thế lực thù địch, phản động quy
kết Nghị quyết 18 không có gì thay đổi thì ngược lại, các chuyên gia, nhà khoa
học đánh giá là đổi mới, thực chất, hài hòa và hiệu quả. Để chứng minh tính
đúng đắn cho quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đất đai, chúng ta cần
phải hiểu rõ:
Chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai là gì? Đó là chế độ sở hữu chung của toàn xã hội, của
tất cả Công dân Việt Nam trong đó có sự phân chia một cách minh bạch giữa các
cơ quan nhà nước với tư cách là đại diện pháp lý, được giao quyền thống nhất quản
lý trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia và giao cho người sử dụng đất một số quyền rất
quan trọng một số quyền được giao cho cơ quan nhà nước, một số quyền được giao
cho người dân. Như vậy, người sử dụng đất có thể phát triển kinh tế, còn Nhà nước
có thể điều tiết quan hệ đất đai có lợi cho lợi ích quốc gia. Chế độ sở hữu này
cũng rất rõ ràng về mặt pháp lý bởi các chủ thể liên quan đều đã được quy định
trong Luật. Khi có tranh chấp xảy ra, chúng ta dựa trên việc ai vi phạm quyền
đó để xử lý. Vậy không có vấn đề gì mù mờ về pháp lý trong chế độ sở hữu toàn
dân của đất đai. Thêm vào đó, cần phải khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai là phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt
Nam, đồng thời đảm bảo tự do, bình đẳng về tiếp cận tư liệu sản xuất rất quan
trọng là đất đai.
Thực tiễn cho thấy: Cách đây 10 năm, tại Đồng
bằng Sông Cửu Long, Chính phủ đã có riêng một chính sách để giúp những hộ
nghèo, vì khó khăn mà phải bán đi mảnh đất của mình, được vay vốn để chuộc lại.
Câu chuyện cho thấy sự ưu việt của quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Bởi với quy định này, Nhà nước sẽ
điều phối để bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận đất đai, không bỏ ai ở lại
phía sau.
Vì sao Việt Nam không áp dụng sở hữu tư nhân
về đất đai? Chưa xét đến yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa, có thể thấy rất
rõ, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến nhiều hệ quả: Một số người có điều kiện
kinh tế sẽ thu gom đất đai và trở thành những nhà tư bản. Những người không còn
đất đai, mất tư liệu sản xuất rất có thể sẽ bị bần cùng hóa và sự phân hóa giàu
nghèo là cái kết tất yếu.
Thực tiễn ở Việt Nam, trước Cách mạng Tháng
Tám 1945, với hình thức chiếm hữu ruộng đất, giai cấp địa chủ phong kiến đã bóc
lột nông dân dưới nhiều hình thức như phát canh - thu tô, nợ lãi. Sự đối lập giữa
địa chủ phong kiến và người nông dân rất rõ rệt. Quan điểm "sở hữu tư nhân
về đất đai" rõ ràng đã không phù hợp ngay từ những ngày đầu thành lập nước.
Thế nhưng, khái niệm "sở hữu tư nhân về đất đai" lại được những phần
tử thiếu thiện chí ca ngợi, coi đây là giải pháp để giải quyết được hết các mâu
thuẫn liên quan đến đất đai. Thậm chí, họ còn cho rằng, công nhận sở hữu tư
nhân về đất đai sẽ mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn. Nhưng thực tiễn cho
thấy, đây không phải giải pháp ưu việt, và cũng không phù hợp với định hướng xã
hội chủ nghĩa mà Việt Nam kiên định.
Hiện nay, về bản chất, với chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai, người sử dụng đất có rất nhiều các quyền khác đối với đất đai
bao gồm chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, góp vốn, tặng, cho… và điều
này cũng tương tự như các quốc gia áp dụng chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, bởi
ngay cả ở đó thì cá nhân cũng không thể có quyền tuyệt đối với tài sản của
mình. Như vậy, tại Việt Nam, khi chế độ sở hữu toàn dân đã và đang giải quyết
được các quan hệ đất đai và mục đích sử dụng đất một cách hợp lý thì cần gì phải
làm phức tạp tình hình bằng việc công nhận thêm chế độ sở hữu đất đai khác, nhất
là khi điều này xuất phát từ một vài nhận định vu vơ và vô căn cứ.
Quy định của pháp luật nêu rõ: Người dân
không sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Tại các
văn phòng công chứng, người sử dụng đất có thể thực thi toàn diện các quyền của
mình đối với đất bao gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp hay góp vốn. Đây đều là những quyền năng quan trọng,
mang tính định đoạt của chủ sở hữu đầy đủ. Ngay cả các nước áp dụng chế định sở
hữu tư nhân về đất đai thì cũng không tuyệt đối hóa quyền này như tại Mỹ,
Canada thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng không có nghĩa là chủ
sở hữu có thể toàn quyền định đoạt với tài sản này. Nhà nước vẫn giữ nhiều quyền
định đoạt quan trọng như quyền quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyết định mục
đích sử dụng đất, thậm chí thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi
ích công cộng.
Ở nước Pháp duy trì cả hai hình thức sở
hữu tư nhân và sở hữu nhà nước về đất đai. Trong trường hợp cần sử dụng đất cho
các mục đích công cộng, Nhà nước vẫn có quyền yêu cầu chủ sở hữu tư nhân nhường
quyền sở hữu thông qua bồi thường thiệt hại. Còn ở nước Anh, đất đai thuộc
về Nữ hoàng theo quy định của Hiến pháp. Người dân chỉ được thuê đất của Nữ
hoàng trong 70 năm.
Mỗi quốc gia có hoàn cảnh lịch sử khác nhau,
không thể lấy quy định của quốc gia này, thậm chí là thông lệ quốc tế, áp dụng
vào được, vì không ai thay đổi được lịch sử. Tại Việt Nam, đất đai, vốn dĩ là
tài sản của quốc gia - dân tộc, là công lao khai phá, bảo vệ, cải tạo, xây đắp
bằng chính xương máu của bao thế hệ người dân Việt Nam, tức là tập thể, chứ
không phải do một cá nhân nào. Chính vì vậy, giữ chế độ sở hữu toàn dân tộc là
hợp lý.
Mới đây, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã
ban hành Nghị quyết 18 nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về đất đai. Đây được
coi như một cơ sở chính trị quan trọng giúp nhiều vấn đề sẽ được giải quyết như
đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm được quỹ đất cho các
chương trình nhà ở xã hội; thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính đất đai cho
vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn; giải quyết được những khó khăn,
vướng mắc liên quan đến đất tôn giáo. Rõ ràng, điều này chỉ có thể có được khi
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được đảm bảo, để Nhà nước có thể thực hiện
vai trò của mình trong duy trì ổn định và công bằng xã hội, mục tiêu của chế độ
xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng.
Những người bới lông tìm vết, thổi phồng những
sai sót trong vấn đề đất đai để áp đặt tư duy sở hữu tư nhân về đất đai bất chấp
bối cảnh lịch sử và phát triển của đất nước thì không khó để nhận diện họ là
ai. Mục đích của chúng là chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, phá vỡ ổn định
chính trị xã hội, làm chậm sự phát triển KTXH của đất nước, sâu xa hơn kích động
dư luận làm chệch hướng con đường XHCN ở Việt Nam. Mỗi người dân chúng ta cần
phải tỉnh táo nhận diện và đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, tin tưởng
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét