NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ
HÀ NỘI 10/10/1954 – MỘT MỐC SON LỊCH SỬ
Bùi
Hải
Kể
từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã
trải qua và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử. Quân, dân Hà Nội, thế hệ sau
tiếp bước thế hệ trước kiên cường tranh đấu, bền bỉ lao động, sáng tạo nền văn
hiến rực rỡ, lập nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời. Trong tiến trình
lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10-10-1954 là một mốc son lịch sử, đánh
dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới
của Thủ đô và đất nước.
Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước không có
ước nguyện nào hơn là được sống trong không khí hòa bình để xây dựng, phát triển.
Nhưng thực dân Pháp dưới sự ủng hộ của đế quốc Mỹ, đã dã tâm cướp nước ta một lần
nữa, gây hấn ở Nam Bộ (23-9-1945) và phát động chiến tranh ra cả nước. Ngày
19-12-1946, hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với tinh thần
“Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân, dân Hà Nội đã cùng với nhân dân cả nước
nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước.
Dưới
sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp
nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở,
đã đấu tranh quyết liệt với địch, bảo vệ gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị,
hồ sơ, nguyên vật liệu; đồng thời đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư vào Nam.
Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao ở Phù Lỗ
cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố cho ta theo
đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơnevơ.
Đúng
16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên;
quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng ngày 10-10-1954, Ủy ban Quân chính
thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ
giới,... chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Hai
mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng
tột độ của những người đã gần 9 năm bị kìm nén dưới gót sắt của giặc nay được
giải phóng, đã đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 15 giờ chiều cùng ngày,
hàng vạn nhân dân trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức với sự
có mặt của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao
vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính... Cả Hà Nội rạo rực niềm vui
giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và
Bác Hồ kính yêu.
Hà
Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một
sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước
ngoài. Nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước đều họp mít tinh, liên hoan
chào mừng Thủ đô giải phóng. Bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên
toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu về chiến thắng vang dội của
chúng ta.
Trong
bối cảnh mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiện hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế sâu rộng với nhiều thách thức đặt ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, Hà Nội cần tiếp tục tập trung phát triển kinh tế - xã hội, huy động và phát
huy các nguồn lực, động lực phát triển mới, nhất là nguồn lực con người, nguồn
lực văn hóa; quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa
và ngang tầm với phát triển kinh tế; tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc
phòng, an ninh, đối ngoại; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; làm tốt hơn nữa công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh...;
phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”,
nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu trong
nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung
tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng
điểm của Bắc Bộ và cả nước; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có
vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên
mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; thực
sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo
Kỷ
niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là dịp chúng ta
nhìn lại một chặng đường lịch sử vẻ vang, bước trưởng thành và phát triển để
thêm tự hào và trách nhiệm với Hà Nội; chung tay, góp sức đưa Thủ đô vượt qua mọi
khó khăn, thách thức, thực hiện thành công Nghị quyết số 15 - NQ/TW ngày
05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045; cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội
nhập và phát triển, tiếp tục lập được những thành tựu mới, xứng đáng hơn nữa với
niềm tin của Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước dành cho Thủ đô, để Thăng Long
- Đông Đô - Hà Nội xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét