- KHAT VONG XANH K3

Breaking

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3 - PEACE

KHAT VONG XANH K3

KHAT VONG XANH K3
Màu xanh hi vọng

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

NHẬN DIỆN BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ CÁC HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH.

                                                                                                        Hải Trần Lawer

 

Gia đình là mái ấm của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, là nơi tiếp cho ta sức mạnh và niềm tin để vững bước trên đường đời, là chỗ dựa vững chắc để ta có thể dựa vào khi yếu đuối, và là nơi luôn chào đón mỗi lần ta quay về.

Nhưng trong nhiều trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành “địa ngục trần gian”. Đây là hành vi vi phạm quyền con người trong môi trường gia đình, phá vỡ những giá trị cốt lõi của gia đình, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Do đó, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phòng, chống bạo lực gia đình để bảo vệ các quyền lợi của thành viên trong gia đình, tạo sự ổn định trong đời sống xã hội. Phòng chống bạo lực gia đình được thể hiện trong các văn bản pháp luật như: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Luật trẻ em 2016, Luật Bình đẳng giới 2006, Luật Lao động năm 2019, Luật Phòng chống Bạo lực gua đình (BLGĐ) năm 2007, Bộ luật Hình sự 2015 su73 sửa đổi bổ sung năm 2017.

 Vậy bạo lực gia đình  là gì? Ngay tại Điều 1, Luật Phòng, chống BLGĐ năm 2017 SĐBS năm 2022 đã quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”.  Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh bạo lực để giải quyết các vấn đề gia đình”.

Như vậy, vợ, chồng, cha mẹ, ông bà, con cái,  các cháu, anh, chị, em trong gia đình với nhau… đương nhiên là chủ thể của bạo lực gia đình.Tuy nhiên, Luật phòng chống BLGĐ còn quy định: Người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là đối tượng của bạo lực gia đình

 Gia đình là tế bào, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng thức khác nhau. Chúng ta có thể nhận diện BLGĐ  ở 4 hình thức chủ yếu như: Bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, Bạo lực về kinh, bạo lực về tình dục. Bốn hình thức bạo lực này có mối quan hệ mật thiết, đan xen lẫn nhau, có những hành vi bạo lực ảnh hưởng  đến cả về thể chất, tinh thần, kinh tế của các thành viên trong gia đình.  Do vậy, tại Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 sửa đổi bổ sung năm 2022 đã  chỉ rõ có 16 nhóm hành vi bạo lực gia gình  như sau:

1, Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

2, Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

3, Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

4,  Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

5, kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

 6, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

7,  ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ GĐ giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

8, tiết lộ hoặc phát tán thông tin thuộc đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

9,  cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

10, cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

11, cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

12, cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; 

13, chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

14, cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

15, cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

16, cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Như vậy, xét về góc độ xã hội, bạo lực gia đình được xem như một tệ nạn trong xã hội. Về góc độ pháp luật, bạo lực gia đình đã được Luật hóa. Các hành vi bạo lực gia đình tuy theo tính chất mức độ, hậu quả gây ra có thể bị truy cứ trách nhiệm hành chính, kỷ luật hoặc hình sự và có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại gây ra. Tuy nhiên những năm qua, bạo lực gia đình có sự phát triển phức tạp tạo nên những vấn đề nhức nhối, đau lòng trong xã hội. Vì vậy đấu tranh phòng chống BLGĐ là trách nhiệm chung của toàn xã hội, đặc biệt đối với chúng ta là thành viên của gia đình, bên cạnh thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình… kiịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thì chúng ta hãy yêu thương nhiều hơn nữa, chia sẻ nhiều hơn nữa để cùng nhau hóa giải mọi mâu thuẫn, xung khắc. Hãy để nhà là nơi để trở về - gia đình là nơi để yêu thương góp phần “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét