GIÁ TRỊ LỊCH SỬ THỜI ĐẠI VÀ TINH THẦN BẤT DIỆT CỦA BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP NGÀY 2/9
Bút chiến: Sam2
Ngày 2/9/1945,
tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng
bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên
ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Đó là một sự kiện vĩ đại có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng
Việt Nam trong thế kỷ XX, đánh đổ chế độ thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, chủ
nghĩa phát xít gần một thế kỷ và chế độ quân chủ phong kiến hàng nghìn năm để lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; chấm dứt thời kỳ cùng khổ của dân tộc, đưa
nhân dân thoát khỏi áp bức, bất công trở thành người chủ của đất nước, đồng thời
mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giành độc lập của các dân tộc trên phạm vi toàn
cầu. Giá trị thời đại của Tuyên ngôn Độc lập là đã khẳng định các quyền
cơ bản của tất cả các dân tộc trên thế giới cho dù dân tộc đó thuộc mô hình, thể
chế nào. Hồ Chí Minh viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đó là những
quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tuyên ngôn Độc
lập năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam không chỉ với tư cách là
kiệt tác lý luận, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là một áng văn lập
quốc vĩ đại, một biểu tượng tuyệt vời về sự khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc.
Người đã rất linh hoạt trong tư duy chính trị khi vận dụng những “quyền tự
nhiên”, “quyền con người” trong Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mỹ
và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp, để khẳng
định “quyền làm người”, “quyền dân tộc”, “quyền tự quyết” không thể phủ nhận của
các dân tộc trên toàn thế giới. Năm 1948, Liên Hiệp Quốc thông quá Tuyên
ngôn Quốc tế về quyền con người (10/12/1948). Có thể nói, tư tưởng về quyền con
người, quyền dân tộc tự quyết trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã “đi trước nhận thức chung của cộng đồng quốc tế”. Chúng ta có thể
khẳng định rằng những tư tưởng về quyền con người, quyền dân tộc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là những “tư tưởng vượt thời đại”. Đây chính là những đóng góp to lớn
của Hồ Chí Minh trong việc sáng tạo tư tưởng nhân quyền của nhân loại ở thế kỷ
XX.
Tuyên ngôn độc
lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khai mở kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng
và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Bài học cách mạng đã chỉ
ra: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn”. Để giữ vững chính
quyền cách mạng, nhiệm vụ cấp bách là xây dựng chính quyền nhà nước, xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân, khẳng định cơ sở pháp lý và hiện thực hoá quyền
của nhân dân, phải có Quốc hội và Hiến pháp dân chủ.
Tuyên ngôn Độc
lập đã đặt hòn đá tảng đầu tiên xây dựng một Nhà nước kiểu mới, những tư
tưởng của Tuyên ngôn Độc lập cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về
lý luận và cả về thực tiễn. Hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách
Đảng là đảng cầm quyền đã không ngừng xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì
dân, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo
tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Với những giá trị tư tưởng,
lý luận mang tính cách mạng, Tuyên ngôn Độc lập đã, đang và tiếp tục
sánh bước cùng dân tộc và thời đại.
Tổ quốc Việt
Nam đã độc lập, tự do. Khát vọng hòa bình và tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn
độc lập ngày 2/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người
Việt Nam. Đây luôn là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng tự hào và khát vọng
dân tộc Việt của các thế hệ người Việt, nhắc nhở chúng ta quyết tâm giữ vững
nền độc lập tự do đó của dân tộc và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét